Sông Hồng là trục trung tâm quy hoạch Hà Nội, với 5 đô thị vệ tinh

UBND TP. Hà Nội đang rà soát, đánh giá quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 theo mô hình nghiên cứu “thành phố trong thành phố", cấu trúc không gian với trục xanh sông Hồng...

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, sau 10 năm triển khai, quy hoạch hiện nay có một số điểm không còn phù hợp.

Như, quy hoạch 1259 dự báo dân số toàn thành phố đến năm 2020 khoảng 7,3 đến 7,9 triệu người, tuy nhiên đến nay dân số Hà Nội đã gần 9 triệu.

Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch chung lần này cần hướng đến "giảm quy mô, mật độ dân số trong nội đô; giải phóng quỹ đất để đẩy mạnh các dự án hạ tầng xã hội; định hướng không gian đô thị theo mô hình TOD – lấy giao thông công cộng làm cơ sở phát triển".

Hệ thống giao thông công cộng gồm 2 thành phần chính là buýt nhanh (BRT) và đường sắt đô thị. Ngoài ra, quy hoạch cũng định hướng xây dựng thêm một số tuyến đường nhiều tầng từ vành đai 4 trở vào nội thành.

Ngoài ra, Hà Nội sẽ nghiên cứu định hướng sân bay thứ hai cho vùng thủ đô tại khu vực phía Nam thành phố.

Về tổng quan, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội dự kiến, quy hoạch chung vẫn tuân theo cấu trúc đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn).

Cùng với đó, Sở định hướng phát triển mô hình "thành phố trong thành phố" tại khu vực phía Bắc (gồm các huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), phía Tây (thành phố mới Hòa Lạc) và một số "thị xã mới trong thành phố".

Đây sẽ là khu vực đô thị nén, cao tầng gồm các khu thương mại dịch vụ, công viên, du lịch, khách sạn, cảnh quan...

Các cơ quan cũng sẽ nghiên cứu cấu trúc không gian lấy trục sông Hồng là trục xanh làm trung tâm phát triển cân đối không gian hai bên sông. Từ đó phát triển phía bắc sông Hồng thành đô thị hiện đại, đồng bộ hạ tầng để trở thành động lực phát triển.

Đây chính là định hướng cơ bản khu vực hành lang xanh sông Hồng, sông Đuống là trục không gian cảnh quan chủ đạo của thành phố, gắn với trục hồ Tây - Cổ Loa. Như vậy sẽ tạo trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm Hà Nội.

Ngoài ra còn xây dựng chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 (quận Hà Đông, quận Nam Từ Liêm, huyện Thanh Trì, huyện Hoài Đức và huyện Thanh Oai) để trở thành trung tâm hành chính, thương mại của quốc gia và Hà Nội. Góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, dịch chuyển dân cư từ đô thị trung tâm...

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top