Soi các loài chim khướu mỏ quặp thú vị của Việt Nam
T.B (tổng hợp)
Trong thế giới chim chóc, họ Khướu mỏ quặp (Vireoonidae) gồm những loài chim nhỏ màu sắc đẹp, có đầu mỏ quặp xuống đặc thù. Ở Việt Nam, các loài khướu mỏ quặp chủ yếu được ghi nhận ở vùng núi cao.
chia sẻ
Khướu mỏ quặp bụng hung (Pteruthius rufiventer) dài 20-21 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.200-2.600 m. Ảnh: eBird.
Khướu mỏ quặp mày trắng (Pteruthius aeralatus) dài 16-18 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng được ghi nhận ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao giữa lá rộng thường xanh và cây lá kim, độ cao 700-2.500 m.
Khướu mỏ quặp bụng trắng (Pteruthius annamensis) dài 16-18 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao giữa lá rộng thường xanh và cây lá kim, độ cao 700-2.100 m.
Khướu mỏ quặp Ngọc Linh (Pteruthius xanthochlorus) dài 12-13 cm, là loài định cư hiếm tại phía Tây của Trung Trung Bộ (dãy núi Ngọc Linh, Kon Tum). Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.700-2.600 m, thường kiếm ăn theo đàn hỗn hợp, đi một mình hoặc đôi, di chuyển chậm.
Khướu mỏ quặp tai đen (Pteruthius melanotis) dài 11-12 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.200-2.200 m.
Khướu mỏ quặp cánh vàng (Pteruthius aenobarbus) dài 11-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Trung Bộ. Chúng được ghi nhận ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 700-.2.500 m, thường kiếm ăn theo đàn hỗn hợp.
Khướu mào bụng trắng (Erpornis zantholeuca) dài 12-14 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, thường di chuyển kiếm ăn trong đàn hỗn hợp.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Du khách muốn tham quan bảo tàng phải mặc đồ lặn, đeo bình dưỡng khí hoặc dùng ống thở để lặn xuống độ sâu từ 4 đến 8 mét, nơi các kiệt tác đang ẩn mình giữa làn nước biển trong vắt.
Trong khi nhiều chuyên gia nỗ lực tìm cách liên lạc, gửi thông điệp tới người ngoài hành tinh thì một số nhà khoa học cảnh báo việc làm đó có thể dẫn tới hậu quả tồi tệ.
Ngày 15/12, ở Phatthalung, Thái Lan, một đoạn clip ghi lại cảnh những người cứu hộ dùng gậy cố định đầu một con trăn và kéo nó ra khỏi chuồng gà trước khi bỏ vào bao tải.