30 loài chim có màu sắc rực rỡ nhất Việt Nam: Có loài nguy cấp
T.B (tổng hợp)
Cảm nhận bức tranh muôn màu của thiên nhiên Việt Nam qua bộ lông lộng lẫy của các loài chim đến từ khắp các vùng miền đất nước.
chia sẻ
Chim hút mật họng nâu (Anthreptes malacensis) dài khoảng 14 cm, là loài định cư phổ biến lại Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở bìa rừng, rừng thứ sinh, rừng ngập mặn, cây bụi ven biển, rừng trồng và vườn ở vùng đất thấp. Ảnh: eBird.
Chim hút mật họng vàng (Aethopyga gouldiae) dài 11-16,5 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Nam Trung Bộ. Chúng sống trong rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng thứ sinh ở độ cao 1.000-2.600 mét.
Chim hút mật Nê Pan (Aethopyga nipalensis) dài 11-33,5 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Trung Bộ. Sinh cảnh cúa chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng ở độ cao 1.140 – 2.750 mét.
Chim bồng chanh (Alcedo atthis) dài 16-18 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của chúng là đất ngập nước trong đất liền và ven biển, suối trong rừng cây gỗ thưa.
Chim bồng chanh đỏ (Ceyx erithaca) dài 12-14 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ. Chúng sống ở gần suối, ao nhỏ bên trong rừng lá rộng thường xanh.
Chim gõ kiến xanh gáy vàng (Picus flavinucha) dài 31-35 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Tam Đảo, ba Vì, Cúc Phương, bạch Mã, Chư Yang Sin, Cát Tiên, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thông bản địa.
Bồ câu nicoba (Caloenas nicobarica) dài 40-41 cm, là loài chim định cư hiếm tại Nam Bộ, chỉ ghi nhận tại các khu rừng trên đảo Tre Lớn, Trẻ Nhỏ, Bảy Canh và Côn Sôn thuộc vườn quốc gia Côn Đảo. Trong Sách Đỏ Việt Nam, loài này nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB. Ảnh: eBird.
Chim cu xanh mỏ quặp (Treron curvirostra) dài 25-27 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trên cả nước. Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng là, rừng thứ sinh. Ảnh: eBird.
Chim khướu đầu đen má xám (Trochalopteron yersini) dài 26-28 cm, là loài định cư chỉ phân bố tại Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, cây bụi gần rừng thường xanh.
Chim khướu đuôi đỏ (Trochalopteron milnei) dài 26-27 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng tre nứa, cây bụi và trảng cỏ. Là loài trong Sách Đỏ Việt Nam, nhón IIB.
Chim cu rốc đầu vàng (Psilopogon franklinii) dài 20-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.
Chim cu rốc trán vàng (Psilopogon annamensis) dài 21-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 600-1.450 mét.
Chim thầy chùa lớn (Psilopogon virens) dài 32-33 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, không phổ biến tại Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Sinh cảnh của loài chim thuộc họ Cu rốc này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.
Chim giẻ cùi xanh (Cissa chinensis) dài 37-41 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, không phổ biến tại Nam Bộ. Sinh cảnh của loài chim họ Quạ này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá.
Chim giẻ cùi bụng vàng (Cissa hypoleuca) dài 31-35 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa. (Còn tiếp...)
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
Người phụ nữ 30 tuổi ở Trung Quốc, tự tin bỏ qua các lần khám thai sau chẩn đoán bảo lưu thai kỳ. Đến tháng thứ 8, khi bụng không lớn, cô mới phát hiện điều đau lòng.
Trong cuốn sách "Những lời tiên tri", Nostradamus đã đưa ra nhiều dự đoán về tương lai nhân loại, bao gồm thế giới năm 2025. Theo đó, nhà tiên tri người Pháp đã dự đoán về 2 sự kiện lớn có thể xảy ra.
Bọ ba thùy tuổi Devon, răng voi răng kiếm thế Pleistocene, những con cù kỳ thuộc thế Holocen... là loạt hóa thạch độc đáo của các loài động vật Việt Nam, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội.
Với thiết kế tinh xảo, chất liệu bền bỉ và các tính năng tiên tiến như SMS vệ tinh và định vị UWB, Huawei Watch Ultimate không chỉ là một công cụ công nghệ mà còn là biểu tượng của sự sang trọng và tiện ích.
Ở tuổi 80, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng vừa vinh dự nhận giải Ramon Magsaysay (được ví là “Giải Nobel của châu Á”) vì những nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường tìm công lý cho các nạn nhân chất độc da cam.
Hoa dã quỳ (Tithonia diversifolia), còn gọi là cúc quỳ, là loài hoa dại rực rỡ và nổi tiếng với sắc vàng rực mỗi mùa đông. Sau đây là những sự thật thú vị về loài hoa này.
Vườn quốc gia Tam Đảo đã phối hợp với Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả 74 cá thể chim tại địa phận vườn quốc gia. Trong số này có 7 loài quý hiếm.
Một dân chơi Sài Gòn đã khiến cộng đồng mạng phải trầm trồ về độ “chịu chơi” khi trang trí chiếc siêu xe Audi R8 của mình theo phong cách Giáng Sinh dù mùa lễ hội có cách cả 1 tháng.
Trung Quốc đã khởi động cỗ máy siêu trọng lực để thí nghiệm, giúp giải quyết vấn đề kỹ thuật phức tạp trong nhiều lĩnh vực. Môi trường do cỗ máy này tạo ra có thể uốn cong thời gian và không gian.