Sốc phản vệ nguy kịch với thuốc đông y gia truyền

Sau khi uống thuốc đông y gia truyền chữa tê bì tay chân bệnh nhân bị ngứa, đỏ da rải rác toàn thân và sau đó thì ngã ra nền nhà, gọi hỏi đáp ứng chậm. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ nguy kịch.

BS Phùng Chí Nhân, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cho biết, bệnh viện vẫn đang hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân nam bệnh nhân 65 tuổi phản vệ nguy kịch với "thuốc đông y gia truyền".

Theo đó, sáng 22/4/2023, bệnh nhân vào viện trong tình trạng nổi ban đỏ toàn thân, ý thức chậm, buồn nôn và có nôn ra thức ăn, phổi thông khí 2 bên giảm. Tiền sử: dị ứng tằm, tôm cua.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, khai thác tiền sử và triệu chứng các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị phản vệ mức độ nguy kịch và áp dụng phác đồ cấp cứu phản vệ. Sau cấp cứu bệnh nhân dần ổn định và duy trì huyết áp trong giới hạn và được chuyển Khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện điều trị.

Loại thuốc Đông y gia truyền khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ

Loại thuốc Đông y gia truyền khiến bệnh nhân bị sốc phản vệ

Gia đình bệnh nhân cho biết: Bệnh nhân bị tê bì tay chân nhiều năm, gần đây người nhà có cắt thuốc nam cho bệnh nhân uống, sáng cùng ngày vào viện sau uống thuốc nam bệnh nhân đang đi làm thì có biểu hiện ngứa, đỏ da rải rác toàn thân.

Khi về nhà bệnh nhân bôi rượu vào người để giảm ngứa ngay sau đó triệu chứng mệt mỏi tăng lên, bệnh nhân ngã ra nền nhà, gọi hỏi đáp ứng chậm, gia đình đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.

TTND.BS Nguyễn Xuân Hương, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, nhiều người đã tiền mất tật mang vào thuốc đông y gia truyền.

Theo ông Hướng, không có thuốc nam gia truyền. Bởi thuốc nam được thu hái và sử dụng dưới dạng dùng tươi, dùng sống... Ở mỗi vùng có mỗi loại cây thuốc nam khác nhau để phục vụ cho địa phương đó. Vì vậy, không có “gia truyền” về thuốc nam. Do đó, người tuyên truyền về thuốc nam gia truyền là hoàn toàn không đúng.

Và bài thuốc gia truyền (thuốc bắc) chỉ có tác dụng ở một địa phương thôi. Vì mỗi vùng miền có những cây thuốc, bài thuốc khác nhau, phù hợp với con người, điều kiện khí hậu...ở địa phương đó, đưa ra nơi khác rất ít có tác dụng, thậm chí không còn tác dụng.

Hơn nữa, gia truyền đều có thời kỳ và giai đoạn của nó. Chẳng hạn, gia truyền của người bố để lại cho con thì khác và của ông để lại cho cháu cũng khác. Không phải cứ gia truyền nhiều đời là tốt và thực tế nếu đúng rất khó có sự gia truyền nhiều đời.

Bởi người tiếp thu gia truyền phải là người có kiến thức về đông y giỏi, phải biết xem mạch, khám bệnh, chuẩn bệnh chính xác mới dựa vào bài thuốc gia truyền để gia giảm và đưa ra bài thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân. Cha ông ta từ xưa vẫn làm thế, chứ không phải 1 bài thuốc gia truyền là áp dụng được cho tất cả các bệnh nhân như hiện nay.

"Bài thuốc gia truyền chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn lịch sử. Bởi theo Đông y, con người chịu sự tác động môi trường và xã hội, phụ thuộc vào ăn uống, khí hậu, thời tiết ...trong giai đoạn đó nên bài thuốc chỉ có tác dụng thời điểm, nếu qua giai đoạn đó, bài thuốc sẽ không còn ý nghĩa.

Vì vậy, bệnh nhân không nên nghe lời đồn thổi tin vào thuốc gia truyền kiểu tiền mất tật mang" - Ông Hướng nhấn mạnh

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top