Sốc phản vệ nặng sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước

Sau khi uống thuốc chống say xe dạng nước khoảng 5 phút, nữ bệnh nhân xuất hiện khó thở, buồn nôn, nôn ra thức ăn, hoa mắt chóng mặt, ...

Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu (Sơn La) vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nữ 70 tuổi, phản vệ nặng sau khi uống thuốc chống say tàu xe.

Theo lời gia đình kể lại, sau khi uống thuốc chống say xe dạng nước khoảng 5 phút, bệnh nhân xuất hiện khó thở, buồn nôn, nôn ra thức ăn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay mẩn ngứa toàn thân. Bệnh nhân được gia đình đưa vào viện cấp cứu.

BSCKI Hoàng Thanh Hà cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng huyết áp không đo được, tim loạn nhịp, kích thích, đại tiểu tiện không tự chủ, khó thở, thở rít, da niêm mạc tái nhợt. Đội ngũ y bác sĩ đã tiến hành hồi sức cấp cứu hơn 1 giờ bệnh nhân qua giai đoạn nguy kịch.

Được biết, phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Sốc có thể tiến triển trong vòng vài phút, và bệnh nhân có thể co giật, không đáp ứng, và tử vong. Trụy tim mạch có thể xảy ra mà không có triệu chứng hô hấp hoặc các triệu chứng khác.

Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Mộc Châu, nơi hồi sức cho bệnh nhân

Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Mộc Châu, nơi hồi sức cho bệnh nhân

Với tình trạng phản vệ, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng phản ứng dị ứng của mỗi người, số lượng chất dị ứng, tốc độ hấp thụ dị nguyên và thời gian chờ thực hiện điều trị cấp cứu.

Do đó, để giảm nhẹ biến chứng, người bị dị ứng có dấu hiệu phản vệ cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước cấp cứu, giảm những nguy cơ gây biến chứng nặng nề.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top