Số phận ly kỳ của ngôi nhà cổ tráng lệ nhất Kiên Giang
Quốc Lê
Đã trải qua rất nhiều đổi thay lịch sử trong hơn 100 năm tồn tại, tòa dinh thự cổ này được coi là chứa đựng cả một thế kỷ thăng trầm của vùng đất Kiên Giang.
chia sẻ
Tọa lạc tại số 27 Nguyễn Văn Trỗi, TP Rạch Giá, Kiên Giang, tòa nhà Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang là một tòa dinh thự cổ mang kiến trúc độc đáo hiếm thấy đồng thời là một công trình có số phận lịch sử khá đặc biệt.
Tòa nhà này thường được dân địa phương gọi là Cái Nhà Lớn, do ông Trần Nhuệ, một địa chủ lớn trong vùng cho xây dựng. Sau này ông Trần Quang Chiêu (con thứ ba của ông Trần Nhuệ) thừa hưởng ngôi nhà nên công trình còn có tên gọi là nhà ông Ba Chiêu.
Theo các tư liệu lịch sử, tòa dinh thự cổ được khởi công xây dựng năm 1911, khánh thành năm 1920. Tòa nhà được xây dựng với đội ngũ thợ xây, thợ mộc hạng ưu được đưa từ Gia Định về, thợ chạm khắc là các nghệ nhân kỳ cựu đón từ Miền Bắc.
Đất đắp nền nhà lấy ở biển về chở bằng xe con rùa và dùng đá kè để làm móng. Thời gian hoàn thành xong nền nhà mất 3 năm. Nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu mua từ Miền Đông. Riêng gạch hoa lát nền nhập từ Pháp.
Tòa nhà nhà có kiến trúc “nửa Tây nửa Ta” độc đáo, khá thịnh hành ở Nam Bộ đầu thế kỷ 20: Bên ngoài được xây dựng theo kiểu nhà hộp trang trí hoa văn theo lối kiến trúc của người phương Tây nhưng bên trong có kiến trúc theo kiểu nhà cổ Việt Nam.
Cái Nhà Lớn Rạch Giá đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm tồn tại. Vào năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Rạch Giá đã chiếm luôn cả dinh thự. Từ đó đến năm 1954 công trình trở thành trụ sở tòa án địa phương.
Trong các năm 1970–1973, đoàn cố vấn Mỹ ở Rạch Giá đã mướn ngôi nhà này để làm trụ sở hoạt động. Sau khi các cố vấn Mỹ rừng thứ sinh khỏi Việt Nam, từ 1973-1975 tòa nhà được công ty Đông lạnh ở Rạch Sỏi mướn làm văn phòng.
Sau 1975, tòa nhà thuộc nhà Nước quản lý, được tỉnh hội Phụ nữ Kiên Giang sử dụng làm cơ quan trong một thời gian ngắn, rồi giao cho đoàn văn công thuộc Ty văn hoá Thông tin làm trụ sở. Sau đó công trình cổ này trở thành Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang cho đến nay.
Theo các cư dân địa phương, kể từ khi được xây dựng, dù được trưng dụng cho mục đích gì, tòa nhà cũng luôn “ấm hơi người”. Tại đây, lúc nào cũng đông đúc người qua lại.
Hiện tại, Cái Nhà Lớn - Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang là một địa điểm tham quan hấp dẫn dành cho những du khách yêu thích kiến trúc nghệ thuật hoặc có nhu cầ tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử và văn hóa địa phương.
Từ xưa, dân gian vẫn lưu truyền câu nói về ngày cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) rằng "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Tại sao lại như vậy?
Là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt, song thời gian qua, một bộ phận đi lễ chùa ăn mặc, hành xử phản cảm, lạm dụng cúng lễ, đốt vàng mã, lợi dụng niềm tin tín ngưỡng để tận thu, trục lợi…
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng, top 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á chia sẻ, cứ làm hết sức và theo đuổi đến cùng đam mê của mình, thành quả ngọt ngào ắt sẽ đến.
Theo lịch âm, năm 2023 là năm Quý Mão tức là năm con Mèo (xếp vị trí thứ 4 trong 12 con giáp). Tuy nhiên, người Trung Quốc và Hàn Quốc... đều gọi đây là năm Thỏ thay vì năm Mèo như Việt Nam. Vì sao lại vậy?
Ba ngôi chùa nổi tiếng, có kiến trúc - cảnh quan tuyệt đẹp này là điểm du ngoạn không thể bỏ qua của du khách ở thành phố Đà Nẵng khi Tết đến, xuân về.