Sơ chế giảm độc trong rau quả

(khoahocdoisong.vn) - Có một số loại rau ăn đặc thù có nhiều khả năng nhiễm độc hơn so với các loại rau khác. Người nội trợ nên biết sơ chế đúng cách để giảm thiểu độc hại.

Có một số loại rau ăn đặc thù có nhiều khả năng nhiễm độc hơn so với các loại rau khác. Người nội trợ nên biết sơ chế đúng cách để giảm thiểu độc hại.

Theo ThS Hoàng Thị Hoa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đối với nhóm hoa quả tươi thì nho tươi là loại quả có nguy cơ cao nhất. Kế tiếp nho là dưa lê, chuối. Nhóm có nguy cơ thấp nhất là cam và xoài. Nếu tính theo vùng địa lý thì các vùng sản xuất, kinh doanh rau quả của các tỉnh phía Bắc có nguy cơ cao hơn khu vực miền Trung, các tỉnh phía Nam là khu vực có nguy cơ thấp nhất.

Theo quy trình thì người sản xuất phải phun thuốc trừ sâu sau 21 ngày mới được thu hoạch, đây là thời gian cách ly an toàn để thuốc trừ sâu bay và được tẩy rửa qua sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nhưng một số những loại rau ăn lá như rau cải, xà lách, dưa chuột, rau ngót thì tổng thời gian gieo trồng chỉ khoảng 20 - 30 ngày có thể thu hoạch, mà người sản xuất sẽ phun thuốc trong giai đoạn sâu phát triển nhất (lá non) là thời gian sau trồng 2 tuần, như vậy thời gian cách ly thuốc trừ sâu không thể đủ để an toàn..

Để giảm bớt sự ô nhiễm của thuốc trừ sâu thì trước khi chế biến nên rửa, ngâm nước muối và gọt vỏ có thể giúp giảm thiểu lượng thuốc sâu đưa vào cơ thể. Đa phần người ta phải sử dụng kinh nghiệm nội trợ như không mua loại rau quá xanh mượt, không ăn rau trái mùa. Riêng với rau ngót và mướp đắng thì cảnh giác với lá to và quả mướp đắng quá mượt mà, nhẵn. Nếu sử dụng sống thì càng phải cẩn trọng. Có thể sục ozon để khử hết độc chất trước khi dùng.

Bảo Châu

Theo Đời sống
Sách là tri kỷ, người yêu bất tử

Sách là tri kỷ, người yêu bất tử

Theo các chuyên gia, sách khoa học có tính hàn lâm cao, kén độc giả. Tuy nhiên, nên coi đọc sách khoa học không chỉ là một sở thích, mà sách chính là hành trang quan trọng cho mỗi người.
back to top