<p> </p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Tổng cục Phòng chống Thiên tai, Bộ NN-PTNT, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và các ngành chức năng kiểm tra cồn cát nổi lên bất thường tại khu vực biển Cửa Đại" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/05/concat1(5).jpg" /> <figcaption>Tổng cục Phòng chống Thiên tai, Bộ NN-PTNT, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và các ngành chức năng kiểm tra cồn cát nổi lên bất thường tại khu vực biển Cửa Đại</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc hình thành cồn cát rộng lớn như vậy là hiện tượng rất phức tạp về mặt tự nhiên, nhất là tại khu vực cửa sông Thu Bồn và gần bờ biển Cửa Đại đang bị sạt lở nghiêm trọng. Do đó, đề nghị Tổng cục Phòng chống thiên tai thực hiện quan trắc diễn biến hình thái của cồn cát mới xuất hiện. Qua đó, xây dựng bộ dữ liệu phục vụ nghiên cứu, để không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái khu vực biển Cửa Đại.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>“Với việc đã cắm mốc, trong thời gian đến, Tổng cục phòng chống thiên tai sẽ định vị và theo dõi cụ thể hơn các vị trí cắm mốc. Đồng thời, đơn vị sẽ thực hiện mua các tài liệu theo dõi qua vệ tinh về cồn cát này để có số liệu đánh gia chính xác nhất”- ông Thanh thông tin thêm.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Lê Trí Thanh cho biết, qua nghiên cứu ban đầu, tỉnh Quảng Nam đề xuất có 2 phương án đưa ra vào lúc này. Thứ nhất, nếu chấp nhận sự tồn tại của bãi bồi này thì phải đánh giá được việc hình thành bãi bồi này trong tương lai. Sự hình thành bãi bồi có ảnh hưởng tiêu cực (hoặc tích cực) đến luồng tàu vào ra cửa Đại, đến môi trường cũng như tình trạng sạt lở bờ biển. Phải có giải pháp xử lý như thế nào đối với bãi cát này để tồn tại bền vững. Thứ 2, là xử lý cồn cát này. Nếu xử lý thì lượng cát lấy đi bao nhiêu là vừa, lấy cát đi để phục vụ vào việc gì.</span></span></span></span></span></span><br /> </p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Hiện nay các ngành chức năng đang theo dõi sát sao cồn cát này" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/05/concat2_1(2).jpg" /> <figcaption>Hiện nay, các ngành chức năng đang theo dõi sát sao cồn cát này</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span>Theo đánh giá quan trắc của các nhà khoa học thì trong thời gian 5 năm vừa qua, mỗi năm biển Cửa Đại mất khoảng 350 nghìn khối cát. Cát mất ở bờ biển Cửa Đại chủ yếu tập trung vào bãi bồi này. Trong phương án phục hồi bãi biển Cửa Đại có phương án bù cát. Nếu bù cát thì chắc chắn phải sử dụng lại nguồn cát từ biển Cửa Đại ra đi, đảm bảo tính kết dính bền vững bờ biển.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Các nhà nghiên cứu lo lắng nếu bù đắp lại thì bao nhiêu là vừa, và việc lấy cát ở bãi bồi này có ảnh hưởng như thế nào đối với khu vực xung quanh, và lấy hết hay lấy từng phần…</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Phó Giáo sư, tiến sĩ Mai Văn Công - Khoa Công trình (Trường Đại học Thủy lợi) đánh giá, nếu căn cứ vào quá trình vận chuyển bùn cát tự nhiên thì toàn bộ khu vực bờ biển phía Bắc của biển Cửa Đại bị sạt lở rất nặng. Nếu cứ đợi cho tự nhiên bồi hoàn lại khu vực bãi thì có lẽ khó thành hiện thực, và phải mất thời gian rất dài.</span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Cồn cát nổi bất thường tại biển Cửa Đại dài khoảng 1,5km, rộng 200m, cao hơn 2m so với mực nước biển" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/05/concat3(2).jpg" /> <figcaption>Cồn cát nổi bất thường tại biển Cửa Đại dài khoảng 1,5km, rộng 200m, cao hơn 2m so với mực nước biển</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span>“Công nghệ hiện tại đưa cát từ biển vào bờ vẫn là nạo hút thôi, bơm theo đường ống đưa vào xả tại khu vực bãi dự kiến muốn tôn tạo. Cũng có thể hút lên xà lan sau đó vận chuyển vào xả lại khu vực bãi. Tùy theo vị trí đưa vào là chỗ nào, lấy tại đâu đưa vào vị trí nào thì cần phải đánh giá, nghiên cứu kỹ”- ông Mai Văn Công nói.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Phòng chống Thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết, Tổng cục hiện đang theo dõi sát sao diễn biến của bãi bồi này, sau đó mới xác định được nguyên nhân hình thành từ đâu.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>“Chúng ta phải xác định lại bãi bồi mới này tương tác với bờ như thế nào? Hiện chúng tôi đang cắm các mốc và bắt đầu đo vẽ bình đồ địa hình khu vực đảo này và xung quanh đảo để xác định xem diễn biến như thế nào rồi mới đưa ra giải pháp cho phù hợp”- ông Trần Quang Hoài khẳng định.</span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="Cồn cát lớn như vậy có thể do tương tác giữa dòng chảy của sông và sóng ngoài biển đẩy vào" src="https://khds.1cdn.vn/2019/04/05/concat4(2).jpg" /> <figcaption>Cồn cát lớn như vậy có thể do tương tác giữa dòng chảy của sông và sóng ngoài biển đẩy vào</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span>Trước đó, Báo TN&MT đã thông tin cồn cát xuất hiện tại biển Cửa Đại, TP. Hội An dài khoảng 1,5km, rộng 200m, cao hơn 2m so với mực nước biển, khối lượng cát khoảng 60 triệu m³. Khu vực hình thành cồn cát, người dân gọi là “đảo cát” cách bờ khoảng 2km.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Theo các nhà nghiên cứu thì việc xuất hiện cồn cát lớn như vậy có thể do tương tác giữa dòng chảy của sông và sóng ngoài biển đẩy vào.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ngày 23/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN-PTNT nghiên cứu, kiểm tra thông tin phản ánh việc xuất hiện đảo cát ở biển Hội An.</span></span></span></span></span></span></p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Sẽ theo dõi sát hiện tượng cồn cát nổi bất thường tại biển Cửa Đại, Hội An
Ông Trần Quang Hoài - Tổng Cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) dẫn đầu đoàn công tác đã có chuyến thực tế đảo cát dài 3 cây số nổi lên giữa biển Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Công ty bột giấy bị bắt quả tang xả thải trực tiếp ra môi trường
Bộ Tài nguyên Môi trường phủ nhận tin Hà Nội nhiễm bụi cao thứ hai Đông Nam Á
Bộ TN&MT sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước
Nối vòng tay lớn bảo vệ môi trường Trái đất
Bộ Tài nguyên và Môi trường lên tiếng việc bổ nhiệm em trai Bộ trưởng
Hải Dương: Cụm Công nghiệp Phú Thứ xả thải… ô nhiễm bủa vây khu dân cư
Hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học vì lũ ngập trường tại Đồng Nai
Diện tích đề xuất thăm dò vàng gốc của Cty Vàng Phước Sơn chồng lấn 7.89ha
Cần nhân rộng mô hình bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Chất lượng không khí ở mức rất có hại tại Hà Nội
Ngày 7/10, Hà Nội ô nhiễm không khí nặng, cần lưu ý 4 địa điểm này
Sáng nay 7/10, Hà Nội, TP HCM nằm trong top những thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới, xếp hạng theo dữ liệu của trang IQAir.
Dây rốn quấn cổ 3 vòng, xử trí thế nào để an toàn thai nhi?
37% thai đủ tháng bị dây rốn quấn cổ. Dây rốn quấn cổ làm cản trở vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi, nguy cơ thai nhi sinh nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ…Vậy xử trí thế nào để an toàn?
Cận cảnh nông trại bạt ngàn rau củ, cây ăn trái của Lý Hải - Minh Hà
Ngoài căn biệt thự ở TP HCM, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà còn sở hữu nông trại ở ngoại ô Đà Lạt. Trong nông trại rộng hàng nghìn m2, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà trồng nhiều loại rau củ, cây ăn trái và hoa.
Bão số 5 Krathon vào Biển Đông, giật trên cấp 17
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.
Vì sao Công ty Emivest Feedmill Việt Nam bị xử phạt hơn 280 triệu đồng?
Do có hành vi xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường, Công ty TNHH Emivest Feedmill Việt Nam - Chi nhánh chăn nuôi tại Đồng Nai - bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt hơn 280 triệu đồng.
"Mix" đồ xuống phố trẻ đẹp khi giao mùa
Trong cơn gió se lạnh của mùa thu, diện đồ thế nào để vừa mát mẻ, thoải mái mà vẫn đảm bảo phong cách và thời trang?
Trường hợp về hưu sớm năm 2024 được hưởng nguyên lương
Theo Điều 54 Luật BHXH 2014, hầu hết những trường hợp nghỉ trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng với mức 2% cho mỗi năm nghỉ sớm, trừ một số trường hợp.
Đi làm đồng, người đàn ông phát hiện cá thể rùa răng quý hiếm nặng 15kg
Ngày 15/8, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận một cá thể rùa quý hiếm do người dân giao nộp.
Cá chết hàng loạt tại hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình
Những ngày đầu tháng 8/2024, tại hồ Rào Đá - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Quảng Bình, xuất hiện cá chết bất thường trôi dạt vào bờ.
Hà Nội: San lấp đất nông nghiệp trái phép ở xã Thanh Liệt
Nhiều diện tích đất nông nghiệp dọc tuyến đường Phạm Tu (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) đã và đang bị san lấp, sử dụng không đúng mục đích đất, đứng trước nguy cơ xóa sổ.