Sau soát xét, Đức Long Gia Lai tăng lỗ ròng?

CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) vừa có giải trình liên quan đến việc tăng lỗ sau soát xét 6 tháng.

Cụ thể, tại báo cáo riêng lẻ tự lập, DLG lỗ ròng 272 tỷ đồng song sau khi soát xét mức lỗ tăng thêm 71,5 tỷ lên mức gần 344 tỷ đồng.

Theo DLG, sở dĩ công ty tăng lỗ 6 tháng sau soát xét do chi phí tài chính tăng thêm gần 18 tỷ do công ty trích lập thêm khoản dự phòng đầu tư tài chính tại các công ty con sau kiểm toán. Đồng thời chi phí quản lý cũng tăng 52 tỷ do trích lập thêm các khoản nợ phải thu khó đòi đối với các công nợ đã quá hạn thanh toán...

Tương tự, ở báo cáo hợp nhất, DLG tăng lỗ thêm gần 64 tỷ lên 361 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước và sau soát xét của DLG

Lợi nhuận trước và sau soát xét của DLG

DLG cho biết, sở dĩ kỳ này làm ăn thua lỗ do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, đồng thời lạm phát tăng cao đã tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm.

Thêm vào đó, chi phí tài chính tăng thêm gần 25 tỷ đồng do ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá.

Đặc biệt, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt 388 tỷ do trích lập các khoản nợ phải thu khó đòi đối với các công nợ đã quá hạn.

Đối với các vấn đề nhấn mạnh của đơn vị kiểm toán, ở khoản Phải thu về cho vay một số tổ chức và cá nhân số tiền 2.287 tỷ đồng mà không có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3, DLG cho biết việc này thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp về chủ trương thực hiện các hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các doanh nghiệp và người có liên quan với giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của công ty...

Về khả năng hoạt động liên tục của DLG khi lỗ luỹ kế 1.415 tỷ và nợ ngắn hạn vượt quá tổng tài sản ngắn hạn tới 299 tỷ đồng; có một số khoản phải trả và vay đã quá hạn thanh toán khoảng 1.877 tỷ đồng... DLG cho biết HĐQT đã lập kế hoạch và mục tiêu năm 2022-2023 phối hợp với các ngân hàng để đưa ra nhiều phương án xử lý nợ như tìm đối tác để tiếp tục chuyển nhượng tài sản, dự án đang đảm bảo dư nợ ngân hàng nhằm giảm dần nợ gốc.

Đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý dự án năng lượng mặt trời, điện gió bổ sung vào quy hoạch lưới điện quốc gia, tìm đối tác để huy động vốn hoặc chuyển nhượng một phần các dự án này nhằm tất toán nợ gốc quá hạn ngân hàng chậm nhất đến cuối năm 2023 và miễn toàn bộ lãi phát sinh, lãi phạt quá hạn.

Theo Đời sống
Nhiều sai phạm tại Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An

Nhiều sai phạm tại Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An

Ngoài việc nghiệm thu, quyết toán không đúng khối lượng, đơn giá hạng mục tại nhiều công trình, Chi cục Thuỷ lợi Nghệ An còn không nộp trả ngân sách Nhà nước chi phí quản lý dự án, đầu tư xây dựng không có đối tượng chi trả.
back to top