Sau 6.9, người dân Hà Nội đi từ ‘vùng đỏ’ sang vùng 'cam, xanh' thế nào?

Theo phương án vừa được Sở GTVT công bố, chỉ người và phương tiện “được phép mới ra đường” được di chuyển từ vùng 1 (vùng đỏ) sang vùng 2, 3 (cam, xanh).
Chỉ người được phép ra đường mới được di chuyển từ vùng đỏ sang vùng cam, xanh /// Ảnh Đậu Tiến ĐạtChỉ người được phép ra đường mới được di chuyển từ vùng đỏ sang vùng cam, xanh - Ảnh Đậu Tiến Đạt
Chỉ người được phép ra đường mới được di chuyển từ vùng đỏ sang vùng cam, xanh

Ảnh Đậu Tiến Đạt

Sở GTVT Hà Nội vừa có phương án tổ chức giao thông tại các chốt kiểm soát chống dịch được hình thành trên cơ sở phân 3 vùng (đỏ, cam, vàng) của UBND TP.Hà Nội.

Sở GTVT Hà Nội nêu rõ: chỉ tổ chức phân luồng giao thông đối với người và phương tiện “được phép mới ra đường” (thuộc 6 nhóm đối tượng và được cấp Giấy đi đường) và di chuyển từ vùng 1 (vùng đỏ) ra vào vùng 2 (vùng cam), vùng 3 (vùng xanh) và ngược lại thông qua 21 chốt cứng của liên ngành. Người và phương tiện không thuộc đối tượng được phép ra đường không lưu thông qua các chốt.

Cụ thể, người và phương tiện từ vùng 1 muốn ra vào vùng 2 lưu thông qua 6 chốt kiểm soát, gồm: cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì.

Đối với người và phương tiện tham gia giao thông (thuộc đối tượng “được phép mới ra đường”) đi từ vùng 1 ra vào vùng 3 và ngược lại thông qua các chốt: cống Liên Mạc, cầu Diễn, cầu Xuân Phương, cầu Ngà, cầu sông Đáy, cầu An Lạc, Cầu 72II, cầu Cù Sơn, cầu Tân Phú, cầu Mai Lĩnh, ngã ba đê Tả Đáy, cầu Thạch Bích, cầu Khe Tang, cầu Qua, cầu Quán Gánh, Ngã ba đê Hữu Hồng - trạm bơm Hồng Vân.

Thời gian thực hiện phương án phân luồng, tổ chức giao thông này bắt đầu từ 6 giờ ngày 6.9 đến 6 giờ ngày 21.9.



Người dân Hà Nội khó khăn do Covid-19 gọi điện đến đâu để được hỗ trợ?


Về phương án tổ chức, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, với 21 chốt trực liên ngành do Công an thành phố chủ trì, Sở GTVT Hà Nội bố trí tổng số 63 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ca trực, 126 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ngày, thực hiện trực thường xuyên 24/24/7.

Đối với chốt trực phân vùng giãn cách do UBND quận, huyện chủ trì (9 chốt), Sở GTVT Hà Nội bố trí 30 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ca trực, 90 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ngày, thực hiện thường xuyên 24/24/7.

Ngoài ra, tại 23 chốt trực khu vực cửa ngõ, vẫn được duy trì và Sở GTVT tiếp tục huy động, bố trí 56 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ca trực, 168 cán bộ thanh tra giao thông trong 1 ngày, thực hiện trực thường xuyên 24/24/7.

Sau 6.9, người dân Hà Nội đi từ ‘vùng đỏ’ sang vùng 'cam, xanh' thế nào? - ảnh 1Bản đồ các điểm chốt kiểm soát dịch Covid-19 của Hà Nội từ ngày 6.9



Shipper chỉ hoạt động từ 9 - 20 giờ
Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất UBND TP.Hà Nội phương án hoạt động vận chuyển giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính bằng mô tô, xe hai bánh (shipper).
Theo đó, đơn vị này đề xuất các hoạt động của shipper chỉ được thực hiện từ 9 - 20 giờ hàng ngày.
Sở GTVT cũng đề xuất UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các sở: Công thương, TT-TT, NN-PTNT yêu cầu nhân viên giao hàng khi vận chuyển, giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, bưu chính phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 còn thời hạn theo quy định của ngành y tế.



Theo thanhnien.vn
back to top