Sai lệch kết quả tuyến giáp vì sử dụng sản phẩm dưỡng da tóc

Thuốc làm đẹp da, tóc Biotin có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

Chị Nguyễn Thị N. (45 tuổi, Bắc Giang) gần đây hay mệt mỏi, đổ mồ hôi, tim hồi hộp, đánh trống ngực... Chị đi khám xét nghiệm chức năng tuyến giáp, các chỉ số chứng minh chị bị cường giáp.

Tìm hiểu về tiền sử và bệnh tật bác sĩ khuyên chị ngừng thuốc, mỹ phẩm làm đẹp da tóc 1 tuần rồi xét nghiệm lại vì có khả năng các sản phẩm làm đẹp da tóc gây sai lệch chỉ số tuyến giáp.

20210629_134158_623574_tuyen-giap.max-800x800-1-600x330(1).jpg

Lời bàn: TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thuốc làm đẹp da, tóc Biotin có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Báo cáo của BS Jenna Bernson - Đại học Michigan tại Hội nghị Nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ (AACE) khảo sát trên 249 người thấy, 20,4% cho biết có dùng các sản phẩm có chứa Biotin (vitamin B7), và trong số này, 87% là phụ nữ. Trong số 54 người đã dùng biotin, có 17 (31,5%) người dùng > 5mg biotin/ngày.

Nếu như liều bổ sung thông thường khoảng 50µg sẽ không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, nhưng với liều 5 - 10mg/ngày (tức là 10.000µg) có tác dụng làm đẹp da, tóc... có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Cụ thể là nó làm tăng nồng độ T3 và T4, làm giảm nồng độ TSH dẫn đến chẩn đoán nhầm là cường giáp.

Để tránh hiện tượng này, Hội Hóa sinh Hoa Kỳ khuyến cáo nên ngừng Biotin 3 ngày trước khi làm xét nghiệm, nhưng nhiều tác giả khuyên thời gian ngừng nên là 1 tuần.

Lưu ý là vào các năm 2007 và 2009, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng đã đưa ra cảnh báo sử dụng Biotin có thể làm giảm giả tạo nồng độ Troponin, dẫn đến bỏ sót chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

Theo Đời sống
Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Xuất huyết não vì tự ý bỏ thuốc huyết áp

Khi ngừng thuốc trị tăng huyết áp đột ngột, huyết áp có thể tăng lên quá cao, mạch máu não không chịu nổi áp lực cao có thể bị vỡ, lúc đó bệnh nhân bị xuất huyết não, gây liệt nửa người, liệt hoàn toàn,...
back to top