<div> <p>Sau khi thiết lập được liên minh với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Bắc Kinh năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông khi ông đến thăm Manila năm 2018, hứa hẹn một chương mới trong quan hệ ngoại giao của hai quốc gia và thề sẽ biến biển Đông thành “vùng biển hòa bình”.</p> <p>Trong một thông điệp được gửi tới người Philippines ngay trước chuyến đi của mình, ông Tập, theo tường thuật của Al Jazeera, nói rằng cách nay hơn 600 năm, nhà thám hiểm Trung Quốc Trịnh Hòa đã “thực hiện nhiều chuyến thăm tới các khu vực vịnh Manila, Visayas và Sulu” trong “bảy chuyến đi nước ngoài tìm kiếm tình bạn và hợp tác” .</p> <p>Điều này gợi ý là Trung Quốc đã liên lạc với quần đảo này rất lâu trước khi người châu Âu đến và đặt tên là Las Islas Filipinas theo tên Vua Felipe II của Tây Ban Nha. Đó cũng là một cách để ông Tập củng cố các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông - dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” phi lý.</p> <p>Vấn đề là các bằng chứng cho thấy họ Trịnh chưa bao giờ đặt chân đến các đảo mà sau này là Philippines.</p> <p>“Tất cả các học giả trên toàn thế giới đều nhất trí: Trịnh Hòa chưa bao giờ đến Philippines”, ông Antonio Carpio nói trong một bài giảng trực tuyến hồi đầu tháng này, gọi giai thoại mà ông Tập nói là “hoàn toàn sai”. Vị cựu thẩm phán Tòa án tối cao Philippines này cũng trình bày các tài liệu chính thức của Trung Quốc bóc mẽ cái gọi là “quyền hàng hải lịch sử” của Bắc Kinh trên biển Đông.</p> <p>Hôm thứ Hai, Mỹ nói rằng “yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên ngoài khơi” trên hầu hết biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói thêm rằng thế giới sẽ “không cho phép Bắc Kinh coi biển Đông là đế chế hàng hải của mình”. Đáp lại, Bắc Kinh cáo buộc Washington đã thổi phồng tình hình một cách không cần thiết.</p> <p>Trước đó, Mỹ đã triển khai các tàu chiến USS Nimitz và USS Ronald Reagan để khẳng định cái mà họ gọi là tự do hàng hải trong vùng biển này. Một thủy thủ trên một trong những con tàu nói với Al Jazeera rằng các hoạt động có thể kéo dài trong nhiều tuần. Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trong khu vực từ ngày 1 đến 5/7.</p> <p>Một bài viết trong bách khoa toàn thư về lịch sử cổ đại năm 2019 cũng đã mô tả các cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa vào đầu những năm 1400 đến tận Ả Rập và châu Phi, nhưng không nơi nào trong câu chuyện có đề cập chuyến thăm được cho là của Trịnh đến Philippines.</p> <p>Để tiếp tục bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc, học giả Carpio đã trình bày một số bản đồ Trung Quốc cổ đại, có niên đại từ 900 năm trước, có từ triều đại Tống và Đường. Tất cả các bản đồ cho thấy phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.</p> <p>Ngoài ra, Hiến pháp Trung Hoa dân quốc năm 1947 cũng xác định Hải Nam là phần cực nam của đất nước, đặt ra câu hỏi về yêu sách “đường chín đoạn”.</p> <p>Sử dụng lập luận vô lý này, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động ở biển Đông, bắt đầu với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào những năm 1970 và 1980, quần đảo Trường Sa vào những năm 1990 và bãi cạn Scarborough vào đầu những năm 2000.</p> <p>Chester Cabalza, một nhà phân tích an ninh và nghiên cứu viên tại Đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh, nói Trung Quốc đã có chiến lược trong việc tiếp cận “câu hỏi hóc búa ở biển Đông”. Ông nói thêm rằng đại dịch coronavirus đang diễn ra chỉ cung cấp cho quốc gia này nhiều cơ hội hơn để thúc đẩy lợi ích của mình.</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p>Ông Cabalza mô tả hành vi của Trung Quốc là “kỳ cục”, vì họ cố gắng sử dụng cả sự đối đầu và hợp tác trong việc đối phó với các nước láng giềng. Học giả Cabalza nói rằng ASEAN phải thể hiện tiếng nói thống nhất hơn trước khi Trung Quốc tiến hành đàm phán song phương, thêm rằng các quốc gia ASEAN “không nên khuất phục” khi đàm phán một thỏa thuận công bằng với Bắc Kinh.</p> </blockquote> </div> <p> </p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
'Quyền lịch sử' mơ hồ và vô căn cứ
Các học giả nói lý luận về “quyền lịch sử” của Trung Quốc ở biển Đông là vô căn cứ và hoàn toàn sai trái.
Cát tinh chiếu rọi nhân gian, 3 tuổi lộc Trời lũ lượt đến 2 tháng tới
Lạ lùng ngọn núi cứ 30 năm lại sòn sòn 'đẻ trứng', chuyên gia nói gì?
Nóng hổi tin đồn về tính năng màn hình mới của iPhone 17
Loài chim máu lạnh nhất hành tinh, "nghiện" ăn não con mồi
Bảo tồn Sếu đầu đỏ tại VQG Tràm Chim, loài cực hiếm trong Sách Đỏ Việt
Vì sao ngọn giáo của binh sĩ xưa luôn có tua đỏ?
Theo các sử gia, chùm tua đỏ gắn trên đầu cây thương không phải để trang trí hay phô trương, mà có tới 4 công dụng quan trọng.
Phát hiện ốc đảo 'ngủ vùi' dưới băng sao Hỏa, chuyên gia thốt lên sung sướng
Người đàn ông Trung Quốc khoe công nghệ "chống trời", cả thế giới kinh ngạc vì...
Ghé thăm Trái Đất rất sớm, người ngoài hành tinh âm thầm để lại 'di sản'?
Từ 1/11, 3 tuổi gặp thời đổi mệnh, vàng son chói lọi giàu càng thêm giàu
Sự thật lần đầu tiết lộ về con đường vĩ đại nhất lịch sử
Con đường Tơ lụa là một trong những tuyến giao thương quan trọng nhất trong lịch sử, kết nối châu Á với châu Âu và Bắc Phi, đóng vai trò lớn trong sự phát triển của các nền văn hóa, tôn giáo và kinh tế.
Civic e:HEV 2025 bạc phiên bản "độc nhất vô nhị" vừa ra mắt, có gì hot?
Hãng xe Honda mới đây đã cho ra mắt một chiếc Civic e:HEV bản độc nhất vô nhị được phủ một lớp sơn bạc cực đậm với lớp hoàn thiện kim loại độc đáo.
Loài cá tí hon nghìn năm tuổi trong truyền thuyết bất ngờ lộ diện
Loài cá nhỏ bé này, chỉ dài khoảng 2 cm và có hình dáng giống que diêm, được cho là có thể sống hàng ngàn năm. Thực hư về loài cá này vừa được khám phá.
Tắc kè hoa ngỡ tuyệt chủng hơn trăm năm trước bất ngờ hiện hình
Sau hơn 1 thế kỷ, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện loài tắc kè hoa Voeltzkow hiếm này xuất hiện trở lại.
Bí ẩn dấu vết UFO hiện diện ngàn năm trên Trái đất
Hiện tượng UFO (Unidentified Flying Object) – các vật thể bay không xác định – đã xuất hiện trong các ghi chép lịch sử hàng nghìn năm qua, từ những mô tả cổ xưa đến các báo cáo gần đây.
Những quái vật kỳ dị trong thần thoại, nghe tên đã rùng mình
Trong thần thoại, một số quái vật kỳ dị sở hữu sức mạnh đáng gờm. Chúng trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng khi reo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng.
Top 7 sinh vật độc đáo mới phát hiện ở Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã phát hiện được nhiều loài động vật và thực vật mới có đặc điểm sinh học độc đáo ở Việt Nam. Sau đây là một số loài đáng chú ý.
Cuộc bầu cử Tổng thống nào gây chia rẽ nhất lịch sử nước Mỹ?
Cuộc bầu cử Tổng thống năm 1860 của Mỹ là cuộc bầu cử phân cực nhất trong lịch sử quốc gia này, với kết quả mang tính quyết định và dẫn đến Nội chiến. Sau đây là những nét chính của cuộc bầu cử này.
Rúng động lý do thực sự khiến người Neanderthal bị tuyệt chủng
Sự biến mất của người Neanderthal, loài người cổ đại sống chủ yếu ở châu Âu và Tây Á cách đây khoảng 400.000 – 40.000 năm, là một bí ẩn lớn trong lịch sử tiến hóa của con người.
Ngắm Suzuki e Vitara 2025 mới toanh, khởi điểm 602 triệu đồng
Theo kế hoạch, mẫu xe SUV Suzuki e Vitara sẽ bắt đầu được bán ở thị trường Ấn Độ vào tháng 3/2025 với giá khởi điểm khoảng 2 triệu Rupee (khoảng 602 triệu đồng).