Phát triển pin siêu nhỏ sạc bằng nước mắt, dùng trong kính áp tròng thông minh

Theo các nhà khoa học tại trường đại học Nanyang, Singapore. Dạng pin này có độ mỏng tương đương giác mạc của người và có thể sạc thông qua dung dịch nước muối, vốn rất thuận tiện bởi mắt luôn có nước mắt giúp bảo vệ và làm ướt.

Cụ thể, các nhà khoa học đã phát triển 1 dạng pin siêu nhỏ có độ mỏng tương đương giác mạc của người với mục đích dùng chúng với các dạng kính áp tròng thông minh trong tương lai.

Dạng pin này có thể sạc thông qua dung dịch nước muối. Mắt luôn có nước mắt giúp bảo vệ và làm ướt nên kính áp tròng thông minh sử dụng loại pin này có thể không phải lo về việc sạc pin. Ngoài ra, kính áp tròng được bảo quản trong dung dịch bảo quản có chứa 1 phần muối khi được tháo ra vào ban đêm nên sẽ tiếp tục được sạc.

Các nhà khoa học sử dụng các vật liệu không có nguy cơ gây hại đến mắt để tạo ra loại pin đặc biệt này. Và nó hoạt động thông qua 1 lớp phủ bằng glucose oxidase có khả năng tạo dòng điện khi tiếp xúc với ion trong nước mắt.

Theo kết quả thử nghiệm trên môi trường mắt giả lập, loại pin này có thể sản sinh được dòng điện khoảng 45 micro ampe với năng lượng cực đại là 201 micro wat, có thể sạc tối đa được 200 lần.

Công nghệ pin tự sạc đã được các nhà khoa học nghiên cứu trước đây nhưng thường hướng tới việc sạc 1 bên điện cực của pin chứ không phải cả 2. Ví dụ như công nghệ tự sạc dựa vào nhịp hít thở của con người.

Với pin siêu nhỏ sạc bằng nước mắt cả 2 cực của pin đều được sạc nhờ sự kết hợp phản ứng enzyme và phản ứng tự nhiên trong mắt. Cách sạc pin này được đánh giá và được cho rằng sẽ thay đổi công nghệ kính thông minh trong tương lai bởi nó vừa gọn nhẹ, tất cả tích hợp trên mắt kính và giải quyết được vấn đề sạc pin.

Trước đây đã có những nghiên cứu liên quan đến công nghệ pin tự sạc, ví dụ như công nghệ tự sạc dựa vào nhịp hít thở của con người. Tuy nhiên các công nghệ trước đó thường hướng tới việc sạc 1 bên điện cực của pin chứ không phải cả 2. Vậy nên với cách kết hơp phản ứng enzyme và phản ứng tự nhiên trong mắt sẽ giúp cả 2 cực của pin được sạc. Một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu chia sẻ việc dùng cách sạc pin này sẽ thay đổi cách công nghệ kính thông minh trong tương lai bởi nó vừa gọn nhẹ, tất cả tích hợp trên mắt kính và không phải lo chuyện phải sạc pin như thế nào.

Theo Đời sống
DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

DRAM mới của Samsung có gì đặc biệt?

Ba năm sau khi ra mắt RAM LPDDR5X có tốc độ 8,5 Gbps, Samsung tiếp tục đạt bước tiến đáng kể trong công nghệ chip nhớ di động khi nâng tốc độ của dòng này lên 10,7Gbps, vượt qua LPDDR5T 9,6 Gbps do SK Hynix giới thiệu năm 2023.
back to top