Nguồn ảnh: Phys.
Mới đây, bức ảnh hồng ngoại chụp bởi tàu vũ trụ Juno của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) trên quỹ đạo quanh sao Mộc cho thấy những cơn lốc xoáy khổng lồ sắp xếp theo hình dạng hình học ở các cực của hành tinh này.
Ví dụ, tại cực bắc của sao Mộc, một cơn bão rộng 2.485 dặm (4.000km) xuất hiện có tám lốc xoáy quay quanh nó. Và ở cực nam, một cơn bão rộng 3.975 dặm (6.400km) được bao quanh bởi năm lốc xoáy khác nhau, kích thước từ 3.480 dặm tới 4.350 dặm (5.600 – 7.000km).
Những cơn lốc xoáy này đều kéo dài ít nhất 7 tháng. Trong mỗi cụm, các cơn lốc xoáy đã đủ tiếp xúc gần nhau theo những tạo hình mang tính quy luật nhất định.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra mô hình hình học trên các hành tinh khác trong Hệ mặt trời. Ví dụ, các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện ra một mô hình đám mây lục giác khổng lồ ở cực bắc của sao Thổ năm 1988.
Họ nói rằng họ vẫn chưa biết được những cơn lốc xoáy này đã tồn tại như thế nào mặc dù chúng ở gần nhau nhưng không bị sáp nhập, hoặc chúng đã xếp cách tồn tại với nhau dạng hình học theo cơ chế nào.
Các nhà khoa học đã công bố chi tiết những phát hiện của họ trên Tạp chí Nature số ra ngày 8/3. Đây là một trong bốn nghiên cứu về sao Mộc dựa trên các quan sát của tàu Juno. Ba nghiên cứu khác tiết lộ chi tiết mới về các sao Mộc tinh trong bầu khí quyển, cũng như các đầu mối về trường hấp dẫn của hành tinh này.
Huỳnh Dũng
(theo Phys, Kiến Thức)