Nguồn ảnh: Space.
Áp suất ở bề mặt của sao Kim lớn hơn 92 lần so với áp suất không khí trên Trái Đất, nhiệt độ tăng lên đến hơn 900 độ F trong ngày và bầu không khí chứa đầy axit sulfuric và carbon dioxide.
Nhiều nhà khoa học hành tinh cho rằng, sao Kim từng tồn tại các đại dương nước lỏng và có sự sống của vi sinh vật trước khi biến thành địa ngục. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm hiểu được quá trình xảy ra hàng tỷ năm trước, dẫn đến hiện trạng như bây giờ.
Tuy nhiên, theo bài báo mới do các nhà khoa học Giada Arney và Stephen Kane nghiên cứu, các hành tinh giống sao Kim quay xung quanh các ngôi sao khác có thể giúp chúng ta hiểu sao Kim trong quá khứ cũng như quá trình tiến hóa của nó.
Sao Kim có thể từng lưu trữ nước dạng lỏng và thậm chí có thể là môi trường sống cho vi sinh vật, luận án đầu tiên đưa ra vào những năm 1970 bởi James Hansen, một nhà khoa học khí hậu nổi tiếng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho hay.
“Chắc chắn sao Kim là một ví dụ điển hình về một hành tinh chịu ảnh hưởng nặng nề, tàn khốc của hiệu ứng nhà kính – có lẽ đó cũng là tương lai của Trái Đất”.
“Bằng cách quan sát các hành tinh ngoại lại xoay quanh sao Kim ở các độ tuổi khác nhau trong các bối cảnh vật lý thiên văn khác nhau, có thể cho phép chúng ta chứng kiến các quá trình xảy ra trên sao Kim trong quá khứ”.
Arney và Kane hy vọng thế hệ kính thiên văn săn lùng ngoại hành tinh như Vệ tinh Khảo sát Hành tinh Ngoài hành Tinh (TESS) mới đây, sẽ giúp tìm ra hàng loạt ngoại hành tinh anh em với sao Kim.
Huỳnh Dũng (theo Space, Kiến Thức)