Ông Đỗ Việt Hùng được giao phụ trách hoạt động HĐQT Vietcombank

Theo Nghị quyết số 358/NQ-VCB-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện 30% phần vốn Nhà nước tại Vietcombank, được giao phụ trách hoạt động của Hội đồng quản trị kể từ ngày 3/7/2021 cho đến khi hoàn tất quy trình kiện toàn nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank.

Ông Đỗ Việt Hùng sinh ngày 2/12/1970, là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) liên kết với ĐH Northwestern và ĐH Pennsylvania (Hoa Kỳ).

Trước khi được bầu vào Hội đồng quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2018-2023 hồi tháng 4/2019, ông Hùng là Vụ trưởng Vụ ổn định tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước.

Hiện Hội đồng quản trị Vietcombank có 8 thành viên; trong đó, ông Phạm Quang Dũng là thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc ngân hàng.

Trước đó, ông Nghiêm Xuân Thành, Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank đã được điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025 theo Quyết định số 119-QĐNS/TW ngày 15/6/2021.

Năm 2021, Vietcombank lên kế hoạch tăng tổng tài sản thêm 5%; dư nợ tín dụng tăng 10,5% và có điều chỉnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; huy động vốn phù hợp nhu cầu sử dụng vốn, dự kiến là 7%.

Lợi nhuận trước thuế ngân hàng hợp nhất năm nay mục tiêu tăng 11%; trong đó, lợi nhuận ngân hàng riêng lẻ là 25.000 tỷ đồng, có điều chỉnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và ý kiến của Bộ Tài chính. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1% và chi trả cổ tức tỷ lệ là 8%.

Trong quý đầu năm 2021, nhờ đột biến lãi từ mảng dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank đạt xấp xỉ 11.000 tỷ đồng. Sau khi dự phòng rủi ro tín dụng, ngân hàng báo lãi trước thuế 8.631 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù đến thời điểm hiện tại, kết quả kinh doanh quý II của Vietcombank chưa được công bố nhưng lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng mạnh.

Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19, Vietcombank đạt quy mô tín dụng tăng trưởng cao nhất trong các tổ chức tín dụng với mức 14%; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp nhất trong các tổ chức tín dụng. Cùng đó, Vietcombank vận hành thành công Hệ thống ngân hàng lõi mới - Core Banking Signature; ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank, trở thành ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu trong năm 2020.

Vietcombank đã chủ động giảm lãi suất, giảm phí, cơ cấu nợ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và ảnh hưởng của bão lũ tại miền Trung thông qua 5 đợt giảm lãi suất với tổng số tiền lãi, phí hỗ trợ lên đến 3.700 tỷ đồng.

Song song với đó, công tác an sinh xã hội tiếp tục được đẩy mạnh với gần 400 tỷ đồng ủng hộ cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau thiên tai, dịch bệnh. Điều này góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo… trên cả nước.

Theo baotintuc.vn
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top