Nước ngọt dưới thềm lục địa, nguồn tài nguyên giải cứu thế giới

(khoahocdoisong.vn) - TS Renée Martin-Nagle chuyên gia về giáo dục học và nước (Mỹ), đề cập đến nguồn nước ngọt khổng lồ trên thềm lục địa, có thể nhanh chóng giải quyết tình trạng khủng hoảng nước trên thế giới và vấn đề bức thiết phải có phương thức quản lý quốc tế mới cho tài nguyên này.

Tìm kiếm những mỏ nước ngọt

Sự tồn tại của tầng nước ngọt ở đáy thềm lục địa lần đầu tiên được xác nhận vào những năm 1970, nhưng ít được chú ý. Mối quan tâm về nguồn Vàng Xanh tăng lên nhanh chóng sau một bài báo năm 2013 cho thấy trữ lượng nước ngọt trên toàn cầu.

Được hình thành chủ yếu trong lần Cực đại băng hà cuối cùng của kỳ băng hà, khi mực nước biển thấp hơn nhiều so với hiện nay, các tầng chứa nước ngoài khơi có thể được kết nối với các tầng chứa nước ngọt trên đất liền hoặc là những vùng nước độc lập.

Những khu lưu trữ nước ngọt trên thềm lục địa này được xác định sự hiện diện ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc Mỹ, Suriname, Nam Phi, Peru, Greenland, Úc, Tanzania, Malta và New Zealand và có thể có ở nhiều quốc gia ven biển khác.

Nguồn nước ngầm khổng lồ trên thềm lục địa.

Nguồn nước ngầm khổng lồ trên thềm lục địa.

Năm 2019, sử dụng công nghệ tìm kiếm bằng sóng điện từ, các nhà khoa học thuộc Đài Quan sát Trái Đất Lamont-Doherty Đại học Columbia đã ước tính riêng mỏ ở phía Đông Bắc Mỹ lưu trữ 2.800km3 nước ngầm có độ mặn thấp, tương đương với lượng nước ngọt trong hồ Ontario.

Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm kiếm, khám phá các mỏ nước ngọt ngoài khơi trong các dự án nghiên cứu MARCAN (vùng New Zealand và Malta), SOURCE (vùng Đảo Hoàng tử Edward) và SMART (vùng Malta) đồng thời sử dụng INTEGRA, Mạng lưới quốc tế về nghiên cứu nước ngầm ngoài khơi, tạo điều kiện trao đổi thông tin và hợp tác liên quan đến tìm kiếm, nghiên cứu và giải pháp khai thác nước ngọt dưới thềm lục địa.

Sự gia tăng dân số và khả năng tiêu thụ nước ngọt sẽ càng ngày càng tăng trong những thập kỷ tới, do đó khả năng tiếp cận với nguồn trữ lượng nước ngọt khổng lồ cần ít hoặc không cần xử lý sẽ là giải pháp rất hấp dẫn cho khủng hoảng nước sạch.

Khi đã xác định được chính xác sự hiện diện và khối lượng của tầng ngầm chứa nước ngọt ngoài khơi, những công nghệ khai thác khí đốt, dầu mỏ ngoài khơi có thể dễ dàng chuyển đổi để hút và vận chuyển nước ngọt.

Những giải pháp phân chia nguồn nước

Việc phát hiện ra nguồn nước ngọt trên thềm lục địa sẽ có thể diễn ra những tranh chấp mới, đòi hỏi phải có một hệ thống chia sẻ và phân phối công bằng hơn so với những bộ luật quốc tế hiện nay.

Theo Luật Biển hiện nay, các quốc gia ven biển có thềm lục địa độc quyền tiếp cận, khai thác, sở hữu và phân phối nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Do vai trò đặc biệt quan trọng của nước ngọt trong cuộc sống và phát triển muôn loài, một số học giả kêu gọi cần phải có một hệ thống phân bổ công bằng hơn.

Nguồn nước ngầm và khả năng khai thác nước ngầm trên thềm lục địa.

Nguồn nước ngầm và khả năng khai thác nước ngầm trên thềm lục địa.

Elisabeth Mann Borgese, một chuyên gia về luật pháp và chính sách hàng hải và bảo vệ môi trường, trong cuốn sách năm 1986 đã ủng hộ và khuyến nghị rằng, đại dương là khu vực mở để thử nghiệm chế độ quản trị mới, công bằng hơn. Sự phân phối nguồn tài nguyên nước ngọt dưới đáy đại dương có thể sẽ là một cơ hội thử nghiệm phương pháp quản lý mới những vùng nước biển quốc tế.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, bắt buộc những nguồn tài nguyên trong các khu vực nằm ngoài phạm vi quyền tài phán quốc gia, được coi là tài sản chung của loài người và phải được chia sẻ giữa tất cả các quốc gia .

Trên thực tế, không quốc gia nào từ bỏ quyền kiểm soát đối với một nguồn tài nguyên quan trọng trên vùng biển liên quan.

Nhưng, như đề xuất trong bài báo có tiêu đề “Các tầng ngậm nước ngọt ngoài khơi: Hướng tới phân phối công bằng” trên WIREs Water gần đây, các quốc gia có thể tham gia vào những thỏa thuận đổi hàng để chia sẻ nguồn lợi ích của nước ngọt, sử dụng những thỏa thuận phù hợp với điều kiện địa lý và nguồn lực khu vực.

Do đó, một quốc gia khi phát hiện nguồn nước ngọt ngoài khơi có thể trao đổi với các nước láng giềng khan hiếm nước để có được hàng hóa và những dịch vụ khác.

Theo Advanced Science News
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
back to top