Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng từ tháng 9/2023

Việc sang tên sổ đỏ chỉ có thể được thực hiện khi người sử dụng đất đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định về quyền sử dụng đất theo pháp luật, bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hỏi: Tôi nghe nói từ tháng 9 thực hiện Luật Đất đai mới, một số trường hợp không được phép sang tên sổ đỏ, sổ hồng. Xin hỏi, đó là những trường hợp nào?

Nguyễn Thị Hường (Hà Nội)

Trả lời: Sang tên sổ đỏ hoặc sổ hồng là thuật ngữ phổ biến được người dân sử dụng để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng, thừa kế quyền sử dụng đất (trong trường hợp chỉ có đất) hoặc quyền sử dụng đất cùng với tài sản khác gắn liền với đất (trong trường hợp có đất và nhà ở hoặc các tài sản khác).

Tuy nhiên, việc sang tên sổ đỏ chỉ có thể được thực hiện khi người sử dụng đất đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định về quyền sử dụng đất theo pháp luật, bao gồm cả việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ, sổ hồng từ tháng 9/2023 bao gồm:

Trường hợp thứ nhất: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.

Trường hợp thứ hai: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp thứ ba: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Trường hợp thứ tư: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

ThS, luật sư Trần Kim Thọ (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

Theo Đời sống
Cụ bà 102 tuổi còn bị u nang buồng trứng xoắn

Cụ bà 102 tuổi bị u nang buồng trứng xoắn

U buồng trứng xoắn là hiện tượng khối u nang buồng trứng ở người phụ nữ bị xoắn lại. Đây là bệnh lý cấp cứu cần phải được phẫu thuật kịp thời nếu không khối u có thể vỡ, hoại tử gây viêm phúc mạc, sốc do nhiễm trùng...
Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

Vi khuẩn Salmonella và E.coli nguy hiểm thế nào?

So với E.coli, ngộ độc do Salmonella triệu chứng nặng và nguy hiểm hơn. Để đảm bảo sức khỏe, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, bạn nên đi khám khi có dấu hiệu sốt cao kèm tiêu chảy, mất nước, đau bụng dữ dội,...
back to top