<p><strong>Những kiêng kị trong tiết Lập đông tháng 11</strong></p> <p>Tiết Lập đông kéo dài từ nay tới 22/11 dương lịch, tiếp đó là các tiết Tiểu tuyết, Đại tuyết, Tiểu Hàn, Đại hàn - theo quy luật rất lạnh giá, có những dịp rét đậm, rét hại, miền núi có sương giá, băng tuyết...</p> <p>Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người), tiết Lập đông xác lập mùa đông bắt đầu, vạn vật bị ảnh hưởng điều kiện thời tiết đặc trưng khác hản các mùa khác trong năm bởi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, thời gian chiếu sáng, động thực vật biến hóa... thì năng lượng, âm dương, ngũ hành, lý khí cũng thay đổi theo tiết khí mùa này.</p> <p>Từ xưa <strong>Danh y Đào Công Chính</strong> đã “Tổng hợp điều dưỡng 3 tháng đông", khuyên người dân nên tránh ăn các món sau trong tháng 11 để dưỡng sức cho 3 tháng mùa đông. Cụ thể:</p> <p>Tiết Lập đông tháng 11 này chớ ăn thịt rùa, ba ba vì dễ mắc các bệnh lạnh, hàn khí.</p> <p>Không nên ăn các món trai hến và các vật có mai... bởi sẽ bị lạnh bụng, gây đau bụng.</p> <p>Trong 3 tháng <strong>mùa đông</strong> chớ ăn quả cật lợn và dê.</p> <p>Cần hạn chế ăn rau sống đề phòng phát bệnh tích trệ.</p> <p>Không ăn hẹ tươi vì có thể gây chảy nước mắt, nước mũi, khạc nhổ.</p> <p>Từ tháng 11 bắt đầu vào đông, có những ngày lạnh nên hàng ngày cần uống một chén con rượu gừng, để các bệnh không phát sinh.</p> <p>Đồ ăn thức uống nên giảm vị mặn, thêm vị đắng để nuôi dưỡng tâm khí.</p> <p>Tiết Lập đông tháng 11 này gió đông nam khiến người ra nhiều mồ hôi, thắt lưng xương sống cứng, đau chân tay, không nhanh nhẹn… vì vậy người dân nên tránh phạm những kiêng kị trên.</p> <div> <div><img alt="Ốc luộc, nem chua rán được các bác sĩ đông y khuyên không nên ăn vào mùa đông vì dễ bị đau bụng,ngộ độc. Ảnh minh họa." src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/15/an-oc-1542168083187228970857.jpg" /></div> <div> <p>Ốc luộc, nem chua rán được các bác sĩ đông y khuyên không nên ăn vào mùa đông vì dễ bị đau bụng,ngộ độc. Ảnh minh họa.</p> </div> </div> <p><strong>Một số thực phẩm tránh dùng mùa đông</strong></p> <p>Lương y Quốc gia Phạm Anh Đào (nguyên bác sĩ Viện Y học cổ truyền Quân đội) chia sẻ, tiết Lập đông tháng 11 có một số món ăn vặt nóng hôi hổi rất hút khách như nem chua rán, ốc luộc, sò huyết nướng, bánh rán… Nhưng các thầy thuốc đông y khuyên không nên ăn, và nếu buộc phải ngồi vui vẻ cùng bạn bè thì cần hạn chế bởi:</p> <p>- Nem chua rán gây đầy bụng, khó tiêu cho hệ tiêu hóa, nguy hiểm cho người béo phì và bị bệnh tim mạch... Nói chung nem chua rán không có lợi cho sức khỏe.</p> <p>- Món ốc luộc tiềm ẩn nhiều nguy cơ vệ sinh, nhưng quan trọng nhất là ốc vốn tính hàn, ăn vào tiết khí này dễ bị lạnh bụng, tiêu chảy, thậm chí bị ngộ độc.</p> <p>Nếu buộc phải nhâm nhi ốc với bạn bè thì các cụ xưa hay uống bát nước ốc luộc với nhiều gừng, ớt để tán bớt hàn. Có người uống thêm chút rượu, nhưng các lương y khuyên không nên uống rượu bởi sau khi uống rượu – ăn ốc ở quán xong, đi ra ngoài đường rất dễ bị cảm.</p> <p>Bên cạnh ốc, thì các món sò huyết, nghêu, lươn, tôm, cua… luộc/ nướng đều rất khoái khẩu ngày lạnh, nhưng chúng hay dính vi rút, vi khuẩn gây bệnh cho con người, tính hàn lạnh nên tránh ăn kẻo bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, mất nhiệt, thiếu năng lượng, giảm sức đề kháng.</p> <p>Bánh rán các loại rất khoái khẩu, nhưng không nên ăn thường xuyên, nhất là loại bánh rán bằng dầu mỡ kém chất lượng, mùi khét, hôi... do nhiều tạp chất sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhẹ có thể rối loạn nội tiết, nặng là các bệnh về tim mạch, ung thư...</p> <p>Hoa quả sấy cũng hạn chế ăn bởi đã bị mất nước và các vitamin, lại gia giảm nhiều đường, có hại có người bị bệnh tim mạch, huyết áp, nhất là người tiểu đường. Chưa kể vi khuẩn làm hưởng răng miệng, gây béo phì và cơ thể mất nhiệt nhanh…</p> <p>Kem, nước đá, đồ đông lạnh… nên tránh dùng vì làm thân nhiệt bị giảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm.</p> <p>Các lương y đều chung quan điểm, thời tiết giá lạnh dễ bị đau bụng, tiêu chảy, cảm lạnh... nên người dân chú ý ăn uống các món ấm nóng, tránh các món hàn lạnh để dưỡng sức khỏe tốt chống chọi cả 3 tháng mùa đông.</p> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Những món ăn này cần kiêng kị khi vào mùa đông
(Khochocdoisong.vn) - Mùa đông năm nay đến sớm hơn 1 tháng, dự báo sẽ lạnh hơn so với 5 năm qua, cần tránh ăn ngay những món ăn này từ tiết Lập đông để cả mùa đông bớt bị đau ốm.
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Nang chân răng là một dạng bệnh lý của nhiễm trùng chân răng. Bệnh lý này thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng nên thường rất khó để phát hiện.
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu nhiều trường hợp bị rắn đuôi đỏ cắn
Nếu không may bị rắn cắn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sốc nhiễm khuẩn nặng vì nhiễm xoắn khuẩn vàng da
Với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Leptospira thường chuyển biến nặng khá nhanh. Chỉ sau 4 ngày đau chân, bệnh nhân đã không vận động đi lại được, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan, suy thận ...
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Ngày 23/12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 sự kiện y tế nổi bật trong năm 2024.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...