Lốp bị nứt bên hông
Ai cũng biết phần bên lốp là nơi dễ bị tổn thương nhất, do không phải là vùng chịu lực chủ yếu nên cũng là phần yếu nhất về mặt thiết kế. Nếu lốp bên xuất hiện một vết nứt hoặc thủng nhỏ, khi lái xe đường dài rất dễ gây ra vết nứt trên diện rộng, dẫn đến xẹp hoặc nổ lốp.
Do đó, khi kiểm tra lốp xe, nếu phát hiện vết nứt bên hông thì nên thay lốp mới. Vì vết nứt bên hông không thể sửa chữa được, nếu khi chạy đường dài mà phát hiện vết nứt ở lốp trước thì hãy thay thế bánh trước với lốp sau sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Một số chỗ trên lốp xe bị phồng
Tình trạng này do xe gặp sỏi đá trên đường hoặc mặt đất không bằng phẳng khiến lốp xe bị căng không đều dẫn đến lốp bị mòn hoặc khi bạn đỗ xe lâu trên địa hình không bằng phẳng.
Khi đó, áp suất sẽ tạo cho lốp xe bị phình ra, nhất là đối với lốp đã dùng được một thời gian. Nếu bạn không thay mà vẫn tiếp tục đi trên những mặt đất không bằng phẳng hoặc chạy đường dài dưới thời tiết nắng nóng thì rất dễ bị nổ lốp.
Vì vậy mọi người phải thay lốp kịp thời khi điều này xảy ra, nếu không nó sẽ bị hư hại, đe dọa chuyến đi an toàn của bạn.
Áp suất lốp của ô tô có vấn đề
Nhiều khi áp suất lốp quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến lốp bị nổ, thông thường tùy thuộc vào thời tiết, ví dụ như vào mùa hè, nó sẽ nở ra khi nóng.
Áp suất trung bình của mỗi chiếc lốp xe thường vào khoảng 30PSI. Ngoài ra, người ta cũng hay dùng đơn vị Bar để đo áp suất lốp xe. Đây là đơn vị được tính theo áp suất của khí quyển so với mực nước biển. Chỉ số áp suất thường của lốp xe thường đạt 2.1 Bar xấp xỉ 30 PSI.
Nếu không tuân theo tiêu chuẩn này, lốp xe sẽ bị biến dạng hoặc bị lão hóa bên ngoài, đồng thời xác suất nổ lốp sẽ tăng lên nên mọi người phải hết sức chú ý vào thời điểm này.
Ảnh minh họa. - Ảnh: internet. |
Lốp xe mòn chính giữa
Dấu hiệu cho thấy lốp quá căng nên phần chính giữa lốp tiếp xúc nhiều với mặt đường nhất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến độ bám đường của xe. Sai lầm khi nhiều người nghĩ rằng bơm lốp thật căng thì xe dễ đi và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Do vậy, nếu thấy lốp đã mòn chính giữa, tài xế cần chủ động thay lốp để tránh những tình huống xấu xảy ra.
Lốp xe bị mòn hai bên
Ngược lại với bị mòn chính giữa, nếu lốp chỉ bị mòn hai bên mép mà ở giữa vẫn bình thường thì đó lại là dấu hiệu của việc lốp non hơi. Nguy hiểm nhất là khi lốp quá mềm, không còn độ đàn hồi, hơi nóng dễ tích tụ có thể gây nổ lốp hoặc lâu ngày có thể làm hỏng hoàn toàn hệ thống treo.
Lốp mòn lệch một bên
Dấu hiệu này cho thấy góc nghiêng bánh lái có vấn đề, khiến lốp nghiêng ra ngoài hoặc vào trong so với bình thường. Hệ thống treo, khớp nối và nhíp của xe có vấn đề cũng có thể khiến lốp xe bị mòn vẹt một bên. Ngoài ra, lốp bị mòn lệch cũng có thể do xe thường xuyên phải chở nặng, độ chụm bánh xe không chuẩn và không thường xuyên đảo lốp.
Để phòng tránh nổ lốp, lái xe cần kiểm tra lốp thường xuyên, đảm bảo áp suất lốp, không chở quá nặng hay dừng nghỉ hợp lý đều là những việc làm giúp cho lốp xe ô tô tránh được nguy cơ nổ lốp trong những ngày hè nắng nóng.
Nếu một trong các lốp xe có dấu hiệu bị hư hỏng như lớp vỏ cao su bong tróc, rạn mặt cao su, bị đá nhỏ chém, nứt…lái xe nên thay lốp mới cho xe để hành trình an toàn hơn. Ngoài ra, cũng nên đảo lốp thường xuyên để tránh các lốp bị mòn không đều.
Theo khuyến cáo các nhà sản xuất, nên thay lốp sau 50.000 km và tùy điều kiện đường sá, nếu bạn thường xuyên đi đường xấu thì nên thay sau 40.000km hoặc không quá 5 năm kể từ ngày sản xuất bất kể lốp có đi ít hơn khuyến cáo. Nếu bạn để lốp quá cũ, lốp sẽ mòn đến điểm giới hạn và khi di chuyển tốc độ cao, các tác nhân như nhiệt độ, áp suất, sức chịu tải sẽ phá hủy lốp xe bạn.
Vết mòn của lốp nghiêm trọng
Hiện tượng này là rõ ràng nhất và mọi người đều có thể nhận thấy khi lái xe.
Khi sản xuất lốp, nhà sản xuất thường tạo ra các vết nhám để tăng ma sát của lốp xe với mặt đường. Vì vậy, khi vết nhám đã mòn gần hết, độ ma sát và độ dầy của lốp sẽ giảm và chúng ta đã hiểu độ an toàn của lốp ô tô đã giảm đi rất nhiều, ảnh hưởng nhất định đến việc lái xe và phanh.
Khi phát hiện lốp ô tô đã mòn gần hết, chúng ta phải thay thế kịp thời để bảo đảm an toàn khi di chuyển./.