<div> <p><b>Lấy lại niềm tin </b></p> <p>GS.TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhận định, năm học 2019-2020, kế hoạch năm học từ phổ thông đến đại học, thi cử đều đã được ấn định cụ thể, nhưng sự xuất hiện của dịch COVID-19 làm đảo lộn tất cả. Công tác chuẩn bị cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về chương trình mới, chuẩn bị thay sách đều bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến năm học mới 2020-2021.</p> <p>Trong bối cảnh đó, Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT, các cơ sở đào tạo đã ưu tiên hàng đầu việc sắp xếp lại lịch học để học sinh không đến trường nhưng cũng không bị dừng việc học. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo rất sát việc này, trong đó có việc chuyển từ dạy trực tiếp sang dạy và học online để phù hợp với tình hình mới. Tổ chức hình thành các bài giảng điện tử để các cơ sở giáo dục chia sẻ với nhau.</p> <p>Khó khăn lớn nhất lúc đó là tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là bước chuyển từ kỳ thi THPT quốc gia sang thi tốt nghiệp THPT và giao trách nhiệm cho địa phương. Khó khăn nữa là có hai đợt thi. Vì dịch bệnh không thể lường trước được nên phải thích ứng dần trong mọi hoàn cảnh; tổ chức dạy và học trong mọi điều kiện có thể và chấp nhận sống chung với nó.</p> <p>Với việc chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện thay sách từ năm học 2020-2021, Bộ GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng trực tuyến kết hợp trực tiếp. Thành công của ngành giáo dục trong năm qua có thể thấy đến từ 2 yếu tố: đội ngũ nhà giáo tâm huyết và tác động tích cực từ các cấp quản lý. Trong khó khăn do dịch bệnh, các trường đã thực hiện chuyển đổi số, trong đó mạnh mẽ nhất là khối đại học. Tự chủ của một số trường đại học cũng bắt đầu rõ nét hơn qua đợt thử thách dịch COVID-19 vừa qua. Đặc biệt, sau khi Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi) và nghị định hướng dẫn thực hiện luật đi vào thực tế, niềm tin của xã hội dành cho giáo dục bắt đầu trở lại.</p> <p><b>Vượt qua áp lực</b></p> <p>GS.TS. Nguyễn Văn Minh nhìn nhận: “Chúng ta đang đối diện với những đòi hỏi thực tiễn, đối mặt với rất nhiều khó khăn, cả hữu hình và vô hình, cả vật chất và tinh thần; phải chống chọi với những xâm thực để giữ gìn phẩm giá người thầy và chúng ta đang đau đáu vì những điều chúng ta chưa làm được. Nhưng chúng ta không thể bi quan, vì rằng chúng ta đang bắt đầu cho những thay đổi.</p> <p>Tôi muốn bắt đầu từ những đứa trẻ và bắt đầu từ tình yêu thương. Và giáo dục chính là cầu nối cho việc hình thành một giá trị, một chuẩn mực xã hội hướng tới một mạch ngầm trong văn hóa của một dân tộc. Mạch ngầm đó chỉ thẩm thấu qua con đường giáo dục; và hơn nữa, sự va đập, sự bào mòn của các yếu tố xung khắc nếu không đủ bản lĩnh, nền tảng và điều kiện thì có khi giá trị, chuẩn mực bị lung lay và xói lở. Điều kiện này chỉ có thể đảm bảo nếu có một nền giáo dục tiến bộ và những người thầy chân chính.</p> <p>Tôi cho rằng, có hai áp lực cực kỳ quan trọng đối với giáo viên. Đó là giữ được tình yêu nghề nghiệp. Thứ hai là giữ được ý thức công việc của mỗi giáo viên. Những áp lực bên ngoài nếu tự thân làm chủ được, có được tình yêu với trẻ thì cách hành xử của giáo viên sẽ khác. Nếu không từ những tác động ngoại cảnh đè lên, giáo viên sẽ không tìm ra được lối thoát, không tìm ra được cách giải quyết thì sẽ có những hành vi đi ngược lại với quan điểm giáo dục. Do đó, tôi quan tâm đến đạo đức nhà giáo, lòng yêu nghề”.</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p>Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới (gồm 2 Đại học Quốc gia, trường Đại học Tôn Đức Thắng và trường Đại học Bách khoa Hà Nội), nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới. Trước năm 2015, chưa có cơ sở giáo dục đại học nào của Việt Nam được xếp hạng thế giới, chỉ có 2 trường vào tốp 300 châu Á. Số lượng công trình công bố quốc tế liên tục gia tăng. Theo số liệu được cơ sở dữ liệu khoa học Scopus cập nhật lần cuối vào ngày 1/2/2020, trong năm 2019, tổng số công bố có địa chỉ từ Việt Nam đạt 12.307. Việt Nam đứng thứ 49 thế giới về số bài báo khoa học công bố trên các ấn phẩm quốc tế uy tín với tổng số 12.307 bài, tăng 9 bậc so năm 2015.</p> </blockquote> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p>Năm 2020, Ngân hàng Thế giới đánh giá chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đứng thứ 38/74 nền kinh tế; trong đó, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương các nước phát triển ở châu Âu như Hà Lan, Thụy Điển…</p> </blockquote> </div> </div> <p> <strong>TS. Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTN-TNND của Quốc hội: Nhiều nỗ lực của thầy và trò</strong></p> <div> <p>Năm 2020, đất nước chịu tác động và hậu quả rất lớn của dịch bệnh COVID-19 và thiên tai, đặc biệt là bão lũ. Ngành giáo dục cũng đi qua một năm học trong điều kiện đặc biệt chưa từng xảy ra, nhiều biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học.</p> <div> <div class="article-photo inlinephoto"><img alt="Những dấu ấn từ một năm học bất thường - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/20/image3-tienphong-vn_6b_pham_tat_thang_ggwk_ycoz.jpg" /><span class="fig"><strong>TS. Phạm Tất Thắng</strong>.</span></div> </div> <p>Trong hoàn cảnh đó, với phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng học”, bằng việc chuyển đổi mạnh sang những phương pháp, hình thức phù hợp như học trực tuyến, dạy học từ xa qua truyền hình, internet; điều chỉnh linh hoạt nội dung dạy học…, toàn ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành chương trình năm học; cùng với việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành 2 đợt cũng như kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng phù hợp với điều kiện dịch bệnh đã tạo sự yên tâm cho thí sinh, xã hội, bảo đảm quyền và cơ hội tiếp cận công bằng cho học sinh. Để có được kết quả đó, ngành giáo dục-đào tạo cùng với đội ngũ các thầy cô giáo đã có nhiều nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học cho hơn 23 triệu học sinh, sinh viên cả nước, vừa tham gia phòng, chống có hiệu quả dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi gặp nhiều khó khăn để có thể tổ chức dạy và học trực tuyến.</p> <p>Mỗi người trong cuộc sống có thể lựa chọn cho mình quan điểm về hạnh phúc khác nhau, nhưng tôi nghĩ, đối với người thầy, hạnh phúc đó chính là sự hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp trồng người, dìu dắt từng thế hệ học sinh để các em trưởng thành, góp phần thực hiện nhiệm vụ cao cả ươm trồng thế hệ tương lai - nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước phát triển. Dù ở thành phố hay nông thôn hay hải đảo đều có hình ảnh của các thầy, cô tận tụy phục vụ cho lý tưởng cao cả đó, mang lại niềm tin, niềm vui và sự tin tưởng cho xã hội.</p> <p>Có thể thấy, dù khó khăn hơn rất nhiều so với những năm học trước nhưng chất lượng giáo dục phổ thông vẫn được giữ vững; chất lượng giáo dục đại học được cải thiện rõ rệt, tự chủ đại học được thúc đẩy, tạo đột phá trong quản trị, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chỉ số xếp hạng và số lượng các trường đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các trường có chất lượng tốt, uy tín trong khu vực và thế giới tiếp tục được nâng lên. <strong>(Nghiêm Huê ghi).</strong></p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p><strong><strong>24 học sinh giành huy chương, bằng khen Olympic quốc tế</strong></strong></p> <p><strong>Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2019-2020, đã tuyển chọn, tập huấn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương năm 2020 và các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế các môn Toán, Hoá học, Sinh học, Tin học.</strong></p> <p><strong>Kết quả, có 24/24 thí sinh dự thi và đạt giải, gồm: 9 Huy chương Vàng, 8 Huy chương Bạc, 5 Huy chương Đồng và 2 bằng khen. Đáng chú ý, đội tuyển dự thi Olympic Hoá học quốc tế đạt thành tích xuất sắc với 4/4 thí sinh giành Huy chương Vàng, xếp thứ 2 thế giới, sau đội tuyển quốc gia Mỹ.</strong></p> <p><strong>Đội tuyển dự thi Olympic Toán học quốc tế cả 6/6 thí sinh dự thi đoạt giải, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Lần đầu tiên, 1 học sinh lớp 10 của đội tuyển Toán giành Huy chương Vàng, kết quả xếp thứ 4 thế giới. Với kết quả này, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có thành tích cao. Chất lượng giáo dục phổ thông được quốc tế ghi nhận thông qua chương trình đánh giá PISA, PAPEC của quốc tế. ( Nguyễn Hà)</strong></p> </blockquote> </div> </div> <p class="article-author cms-author"> </p> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Những dấu ấn từ một năm học bất thường
Ngành giáo dục đang bắt đầu một chu trình đổi mới, nhưng ngay trong năm bản lề đã vấp phải khó khăn chưa từng có: dịch COVID-19 khiến học sinh, sinh viên phải nghỉ học kéo dài.
Theo www.tienphong.vn
Con tỷ phú Việt Nam học việc để nối nghiệp gia đình ra sao?
Tỉnh Hà Nam phát động chương trình sữa học đường năm học 2020 - 2021
Trường Đại học Vinuni khai giảng năm học đầu tiên
NXB lý giải nguyên nhân thiếu sách giáo khoa đầu năm học mới
Sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 trong năm học mới
21 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính từ 1/12
Thu giữ 4 tấn thịt heo không đảm bảo vệ sinh tại Đồng Nai
Núi nứt dài hơn hàng chục mét, Quảng Bình di dời nhiều hộ dân
Bộ trưởng: Không thể để một bộ phận học sinh "bên lề" giáo dục di sản
Hà Nội và các tỉnh lân cận đang có chất lượng không khí ở mức xấu
Lữ đoàn 47 tinh nhuệ của Ukraine bị đánh tan tác ở Kursk
Chiều hướng phát triển của xung đột Nga-Ukraine dường như ngày càng rõ ràng hơn. Hiện tại, từ chiến trường Kursk đến Zaporozhye, Quân đội Nga đã tiến hành các cuộc vây hãm ác liệt cùng lúc năm thành phố.
Đề xuất chi hơn 256.000 tỉ phát triển văn hóa từ 2025
Chính phủ đề xuất chi 256.250 tỉ đồng đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa từ năm 2023-2035.
Đàn voi cùng người dân tiễn biệt vua voi Tây Nguyên
Đàn voi nhà cùng người dân huyện Lắk (Đắk Lắk) đã diễu hành để tiễn biệt ông Đàng Năng Long vua voi Tây Nguyên về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ukraine mất kiểm soát Donbass, 200.000 quân Nga chuẩn bị tấn công Zaporozhye
Theo tờ Bild của Đức ngày 27/10, chỉ trong 3 ngày qua, Quân đội Nga đã chiếm được 8 khu dân cư gồm: Bogoyavlenka, Katerinovka, Alexandro Bol, Gornyak, Selidovo, Shakhtyorskoye, Vishnevoy và Izmailovka. Tất cả những vị trí này đều ở mặt trận Donbass.
Hà Nội: Phạt hàng loạt cơ sở kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố xử phạt vi phạm hành chính 130 triệu đồng đối với 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) từ ngày 14 đến 29/10.
Mặt trận Kursk nóng rẫy: Thiết giáp Nga "xóa sổ" trung đội bộ binh Ukraine
Để cứu vãn tình hình, Quân đội Ukraine phản công toàn diện ở mặt trận Kursk; trong một trận đánh ở làng Zelenyi Shlyakh, xe thiết giáp Nga tấn công chớp nhoáng,"xóa sổ" trung đội bộ binh hạng nhẹ Ukraine.
Vụ ôtô đâm 4 người thương vong ở Hà Nội: Tài xế bị xử lý sao?
Từ thông tin ban đầu vụ tai nạn, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ xe ô tô mất lái là do yếu tố kỹ thuật hay có lỗi thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ của người điều khiển phương tiện.
[INFOGRAPHIC] Tương phản chính sách của hai ứng viên Tổng thống Mỹ Trump-Harris
Ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Kamala Harris và đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump thể hiện lập trường chính sách khác biệt rõ ràng trong nhiều lĩnh vực quan trọng của đất nước như kinh tế, nhập cư, đối ngoại,...
Bỏ quy định kinh doanh có điều kiện với dịch vụ phòng cháy, chữa cháy
Sáng 1/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Hà Nội: Những trường nào đã mở đăng ký tổ chức tuyển sinh lớp 6?
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT, Bộ cho phép các trường THCS có số học sinh đăng kí vào lớp 6 nhiều hơn chỉ tiêu tuyển sinh được thực hiện theo phương thức kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.
Ông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.