Những áp lực đang chờ tân Bộ trưởng Công Thương

Ông Nguyễn Hồng Diên, người chưa từng kinh qua vị trí nào tại ngành công thương, đối mặt với bài toán mà ở nhiệm kỳ trước có thể là "thành tích" nhưng nay là thách thức.

<div> <p class="Normal">Trong khi c&aacute;c vị trưởng ng&agrave;nh vừa được bổ nhiệm c&oacute; khoảng thời gian nhất định l&agrave;m quen với lĩnh vực, t&acirc;n Bộ trưởng C&ocirc;ng Thương Nguyễn Hồng Di&ecirc;n lại l&agrave; người &quot;ngo&agrave;i ng&agrave;nh&quot;, chưa từng trải qua vị tr&iacute; n&agrave;o trong lĩnh vực c&ocirc;ng thương. Trước khi được Quốc hội, ph&ecirc; chuẩn vị tr&iacute; n&agrave;y, &ocirc;ng tham gia trong c&aacute;c lĩnh vực như Đo&agrave;n, văn ho&aacute;, tuy&ecirc;n gi&aacute;o v&agrave; l&agrave; l&atilde;nh đạo tỉnh Th&aacute;i B&igrave;nh.</p> <p class="Normal">B&ugrave; lại, bộ trưởng 56 tuổi n&agrave;y được đ&agrave;o tạo chuy&ecirc;n ng&agrave;nh t&agrave;i ch&iacute;nh kế to&aacute;n, h&agrave;nh ch&iacute;nh c&ocirc;ng... v&agrave; &ocirc;ng c&oacute; thứ m&agrave; kh&ocirc;ng nhiều bộ trưởng kh&aacute;c c&oacute; l&agrave; hơn chục năm điều h&agrave;nh thực tế tại địa phương (chứ kh&ocirc;ng phải chỉ 1-2 năm) với cương vị l&atilde;nh đạo tỉnh Th&aacute;i B&igrave;nh.</p> <p class="Normal">Theo chuy&ecirc;n gia kinh tế Phạm Chi Lan, điều một trưởng ng&agrave;nh C&ocirc;ng Thương cần c&oacute; l&agrave; sự cởi mở, khả năng đ&oacute;n nhận c&aacute;i mới. Do đ&oacute;, d&ugrave; l&agrave; &quot;người ngo&agrave;i ng&agrave;nh&quot;, b&agrave; kỳ vọng những kinh nghiệm từ điều h&agrave;nh tại địa phương sẽ gi&uacute;p &ocirc;ng Di&ecirc;n c&oacute; c&aacute;ch l&agrave;m mới, tạo sự thay đổi đ&aacute;ng kể v&agrave; đem lại l&agrave;n gi&oacute; mới t&iacute;ch cực.</p> <p class="Normal">Thực tế, việc xuất th&acirc;n ngo&agrave;i ng&agrave;nh kh&ocirc;ng phải vấn đề duy nhất m&agrave; những ngổn ngang hiện tại mới l&agrave; &aacute;p lực ch&iacute;nh của vị trưởng ng&agrave;nh n&agrave;y.</p> <p class="Normal">Nh&igrave;n chung, &ocirc;ng Di&ecirc;n nhận nhiệm vụ l&uacute;c n&agrave;y được xem l&agrave; thừa hưởng một số &quot;di sản&quot; từ người tiền nhiệm Trần Tuấn Anh về thương mại quốc tế. Việc tận dụng thời cơ từ c&aacute;c hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia thời gian qua, từ CPTPP đến EVFTA rồi RCEP đ&atilde; gi&uacute;p xuất khẩu ghi nhận th&agrave;nh t&iacute;ch nổi trội. Ngay trong những thời điểm kh&oacute; khăn do t&aacute;c động của Covid-19, xuất khẩu vẫn l&agrave; điểm s&aacute;ng với gần 544 tỷ USD năm 2020.</p> <p class="Normal">Nhưng bất lợi cho &ocirc;ng Di&ecirc;n l&agrave; tới nhiệm kỳ n&agrave;y, đ&atilde; tới l&uacute;c &quot;th&agrave;nh t&iacute;ch xuất khẩu&quot; của Việt Nam cần được nh&igrave;n nhận lại theo chiều s&acirc;u.</p> <figure class="tplCaption"> <div class="fig-picture"><picture><img alt="Tân Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: Giang Huy" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/01/i1-kinhdoanh-vnecdn-net_nguyen-hong-dien-jpeg-6256-1617899072.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p class="Image">T&acirc;n Bộ trưởng C&ocirc;ng Thương Nguyễn Hồng Di&ecirc;n. <em>Ảnh: Giang Huy</em></p> </figcaption> </figure> <p class="Normal">Theo c&aacute;c chuy&ecirc;n gia, xuất khẩu tăng trưởng cao khi phần dư địa đ&oacute;ng g&oacute;p của doanh nghiệp trong nước trong miếng b&aacute;nh xuất khẩu kh&ocirc;ng nhiều, chủ yếu từ c&aacute;c doanh nghiệp c&oacute; vốn đầu tư nước ngo&agrave;i (FDI) với khoảng 70%. Chưa kể, tỷ trọng nhập si&ecirc;u lớn, phần lớn l&agrave; nguy&ecirc;n vật liệu phục vụ sản xuất, m&aacute;y m&oacute;c thiết bị... đ&atilde; khiến dư địa ph&aacute;t triển của kinh tế nội địa, doanh nghiệp trong nước co hẹp.</p> <p class="Normal">Chia sẻ với <em>VnExpress</em>, một chuy&ecirc;n gia từng cố vấn cho ng&agrave;nh C&ocirc;ng Thương n&oacute;i, &ocirc;ng Di&ecirc;n một trong số rất nhiều việc phải bắt tay l&agrave;m l&agrave; đưa ra chiến lược đột ph&aacute; cho ng&agrave;nh c&ocirc;ng nghiệp trong trạng th&aacute;i &quot;b&igrave;nh thường mới&quot;.</p> <p class="Normal">&quot;Gi&aacute; trị gia tăng trong ng&agrave;nh sản xuất c&ocirc;ng nghiệp sau nhiều năm vẫn rất thấp do chủ yếu vẫn l&agrave; gia c&ocirc;ng. Ng&agrave;nh c&ocirc;ng nghiệp một quốc gia kh&ocirc;ng thể phụ thuộc việc nhập khẩu nguy&ecirc;n liệu đầu v&agrave;o, trong khi h&agrave;m lượng nội địa gi&aacute; trị gia tăng sản xuất trong nước qu&aacute; thấp&quot;, vị n&agrave;y nhận x&eacute;t.</p> <p class="Normal">Nhắc lại mục ti&ecirc;u Việt Nam trở th&agrave;nh nước c&ocirc;ng nghiệp ho&aacute; v&agrave;o năm 2030 sau khi mục ti&ecirc;u năm 2020 kh&ocirc;ng th&agrave;nh hiện thực, vị chuy&ecirc;n gia nhấn mạnh, hiện tại được coi l&agrave; nền tảng, đ&ograve;i hỏi bước ngoặt đột ph&aacute; của ng&agrave;nh. Sản xuất c&ocirc;ng nghiệp nếu kh&ocirc;ng tăng h&agrave;m lượng gi&aacute; trị trong 5 năm tới, kh&ocirc;ng bứt ra khỏi sản xuất gia c&ocirc;ng th&igrave; d&ugrave; tăng trưởng cao, số phận ng&agrave;nh c&ocirc;ng nghiệp, theo &ocirc;ng, &quot;cũng sẽ v&ocirc; vọng&quot;.</p> <p class="Normal">&Ocirc;ng Trần Ho&agrave;ng Ng&acirc;n - Viện trưởng Viện Nghi&ecirc;n cứu Ph&aacute;t triển TP HCM bổ sung, kỳ vọng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Di&ecirc;n sẽ khai th&aacute;c tốt c&aacute;c cơ hội, lợi &iacute;ch m&agrave; c&aacute;c hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia. Từ đ&oacute; đưa Việt Nam tham gia s&acirc;u v&agrave;o chuỗi cung ứng to&agrave;n cầu, n&acirc;ng cao gi&aacute; trị gia tăng v&agrave; sự cạnh tranh quốc gia.</p> <p class="Normal"><span><strong>&Aacute;p lực kh&aacute;c m&agrave; t&acirc;n Bộ trưởng C&ocirc;ng Thương phải đối diện l&agrave; củng cố thị trường nội địa</strong></span>, n&acirc;ng cấp sản phẩm để người Việt c&oacute; quyền hưởng thụ, ti&ecirc;u d&ugrave;ng sản phẩm tốt nhất.</p> <p class="Normal">Thị trường nội địa được coi l&agrave; nơi &quot;tạo ra sức sống, thu nhập x&atilde; hội v&agrave; đ&oacute;ng g&oacute;p cho tăng trưởng kinh tế&quot;. Bối cảnh Covid-19 vừa qua cho thấy thị trường n&agrave;y trở th&agrave;nh cứu c&aacute;nh cho c&aacute;c doanh nghiệp. Kh&ocirc;ng chỉ c&oacute; c&aacute;c nh&agrave; ph&acirc;n phối tăng cường triển khai kết nối cung, cầu... m&agrave; c&oacute; rất nhiều doanh nghiệp Việt trước đ&acirc;y vốn chỉ c&oacute; thế mạnh về xuất khẩu, nay cũng đ&atilde; c&oacute; những hướng đi mới để quay trở lại thị trường nội địa.</p> <p class="Normal">&quot;Phải th&uacute;c đẩy mạnh hơn nữa cho thị trường nội địa, đừng coi đ&acirc;y l&agrave; nơi ti&ecirc;u thụ h&agrave;ng tồn kho, h&agrave;ng chờ giải cứu khi kh&ocirc;ng thể xuất đi được... Người ti&ecirc;u d&ugrave;ng Việt c&oacute; quyền hưởng thụ sản phẩm tốt nhất&quot;, một chuy&ecirc;n gia trong lĩnh vực h&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng nhắn nhủ.</p> <p class="Normal"><span><strong>Một vấn đề ngổn ngang kh&aacute;c &ocirc;ng Nguyễn Hồng Di&ecirc;n được b&agrave;n giao lại l&agrave; c&acirc;u chuyện quy hoạch ng&agrave;nh điện,</strong></span> l&agrave;m sao tr&aacute;nh được &quot;vết xe đổ&quot; từ những quy hoạch trước đ&acirc;y. Bản quy hoạch ph&aacute;t triển điện lực quốc gia đến năm 2045 (quy hoạch điện 8) với nhiều kỳ vọng đ&atilde; được h&igrave;nh th&agrave;nh, nhưng vẫn c&ograve;n đ&oacute; những mối lo để hiện thực ho&aacute; kế hoạch đồ sộ n&agrave;y. T&iacute;nh to&aacute;n của bản quy hoạch cho thấy, trong 25 năm tới, mỗi năm Việt Nam cần gần 13 tỷ USD cho kịch bản n&acirc;ng c&ocirc;ng suất hệ thống điện l&ecirc;n khoảng gấp ba hiện nay. Đưa ra số vốn cần nhưng bản quy hoạch lại chưa chỉ ra &quot;tiền từ đ&acirc;u&quot; để hiện thực ho&aacute; kế hoạch đồ sộ n&agrave;y.</p> <p class="Normal">Chưa kể, ng&agrave;nh điện với sự b&ugrave;ng nổ điện mặt trời, điện gi&oacute; vừa qua đ&atilde; khiến nguồn điện n&agrave;y vượt xa c&ocirc;ng suất trong quy hoạch, &aacute;p lực cho vận h&agrave;nh hệ thống điện quốc gia v&agrave; sự hụt hẫng từ ch&iacute;nh c&aacute;c nh&agrave; đầu tư. Từ chỗ thiếu, giờ chuyển sang thừa điện v&agrave; ng&agrave;nh điện buộc phải cắt giảm huy động từ nguồn năng lượng t&aacute;i tạo để bảo to&agrave;n an ninh hệ thống điện quốc gia.</p> <figure class="tplCaption"> <div class="fig-picture"><picture><img alt="Công nhân lắp đặt tấm pin mặt trời tại một dự án nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Quỳnh Trần" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/01/i1-kinhdoanh-vnecdn-net_dien-mat-troi-ninh-thuan-jpeg-4597-1617899072.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p class="Image">C&ocirc;ng nh&acirc;n lắp đặt tấm pin mặt trời tại một dự &aacute;n nh&agrave; m&aacute;y điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận. <em>Ảnh: Quỳnh Trần</em></p> </figcaption> </figure> <p class="Normal">Cũng phải nhắc lại rằng, năng lượng t&aacute;i tạo l&agrave; chủ trương ph&aacute;t triển đ&uacute;ng, nhưng bước đi thực tế &quot;chệch đường ray&quot; khiến n&oacute; đang trở th&agrave;nh n&uacute;t thắt trong ph&aacute;t triển cơ cấu nguồn, hệ thống điện. Một l&atilde;nh đạo ng&agrave;nh điện cũng phải thốt l&ecirc;n rằng &quot;vận h&agrave;nh hệ thống điện khi thiếu điện đ&atilde; khổ, giờ thừa điện c&ograve;n khổ hơn nhiều lần&quot;.</p> <p class="Normal">L&agrave;m thế n&agrave;o để hạ nhiệt cơn sốt n&oacute;ng điện mặt trời, điện gi&oacute; bằng cơ chế quản l&yacute; mới đ&ograve;i hỏi một tư duy mới từ ch&iacute;nh người đứng đầu ng&agrave;nh. Với kinh nghiệm l&atilde;nh đạo địa phương - đối tượng trực tiếp được t&aacute;c động từ ch&iacute;nh s&aacute;ch của ng&agrave;nh c&ocirc;ng thương - trong hơn chục năm, &ocirc;ng Nguyễn Hồng Di&ecirc;n được gửi gắm c&oacute; thể ho&aacute; giải b&agrave;i to&aacute;n n&agrave;y.</p> <p class="Normal">Ngo&agrave;i những c&acirc;u chuyện mang t&iacute;nh chiến lược d&agrave;i hơi, &ocirc;ng Di&ecirc;n sẽ phải đương đầu với <span><strong>nhiều vấn đề trước mắt, như gian lận thương mại, vấn nạn xăng giả... </strong></span>với số lượng lớn c&ugrave;ng sự &quot;nở rộ&quot; c&aacute;c đầu mối kinh doanh xăng dầu nhưng chưa c&oacute; sự kiểm so&aacute;t tốt hoạt động kinh doanh; hay giải quyết c&aacute;c dự &aacute;n thua lỗ ngh&igrave;n tỷ, đ&igrave;nh trệ nhiều năm của ng&agrave;nh C&ocirc;ng Thương. &Aacute;p lực tiếp tục cải c&aacute;ch h&agrave;nh ch&iacute;nh v&agrave; cả c&aacute;c vấn đề nội bộ... cũng l&agrave; b&agrave;i to&aacute;n kh&ocirc;ng đơn giản.</p> <p class="Normal">&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo vnexpress.net
Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Ngày 24/4, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề “Hiến giọt máu đào -Trao đời sự sống”.
Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Sản phẩm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml, số lô 19/10/2023; ngày sản xuất 19/10/2023) của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Mỹ Nguyên (Công ty Mỹ Nguyên) bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.
back to top