Nhớt trên da cá nhằm chống lại khuẩn độc

(khoahocdoisong.vn) - Đa số loài cá trên mình đều có một lớp vẩy cứng bao bọc. Vảy là vật phái sinh của da cá, có chức năng bảo vệ cơ thể của cá, nhưng có một số loài trên mình không có vảy vì vảy của chúng đã bị thoái hóa.

Hỏi: Một số loài cá không vảy có lớp da bên ngoài rất nhớt, xin hỏi lớp này có tác dụng gì?

Trần Ngọc Anh (Thái Nguyên)

TS Nguyễn Kiêm Sơn, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật: Đa số loài cá trên mình đều có một lớp vẩy cứng bao bọc. Vảy là vật phái sinh của da cá, có chức năng bảo vệ cơ thể, nhưng có một số loài trên mình không có vảy vì vảy đã bị thoái hóa. Ví dụ như con lươn, toàn thân lươn được phủ một lớp chất nhớt rất dính. Tuyến nội tiết trên da của chúng tiết ra một lượng lớn chất nhầy, lớp nhầy này tuy không chống được sự tấn công va chạm của vật cứng nhưng có thể ngăn ngừa sự xâm phạm của khuẩn độc. Cũng do chất nhớt rất trơn nên khó mà bắt được chúng. Còn lớp vẩy trên mình cá chình bị thoái hóa thành lớp da mỏng, có rất nhiều mạch máu nhỏ để hỗ trợ hô hấp.

Theo Đời sống
back to top