Người khỏi bệnh có thể miễn nhiễm SARS-CoV-2 hơn nửa năm

(khoahocdoisong.vn) - Khi số người khỏi bệnh sau khi điều trị chống SARS-CoV-2 ngày càng cao, một câu hỏi cấp thiết trở nên rất quan trọng: Khả năng miễn dịch của người điều trị thành công với loại coronavirus mới sẽ kéo dài bao lâu?

Bộ nhớ tế bào cho hiệu quả lâu dài

Một nghiên cứu mới của Đại học Rockefeller đưa ra đáp án ấn tượng cho rằng, những người hồi phục sau Covid-19 có khả năng chống lại virus trong ít nhất 6 tháng và có thể lâu hơn.

Phát hiện mới được công bố trên Tạp chí Nature cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao cho thấy, hệ thống miễn dịch "ghi nhớ" virus và tiếp tục cải thiện chất lượng của các kháng thể ngay cả khi sự lây nhiễm đã suy yếu và virus đã bị tiêu diệt.

Các kháng thể được tạo ra nhiều tháng sau khi bị nhiễm cho thấy khả năng ngăn chặn SARS-CoV-2 tiếp tục tăng, có thể ngăn chặn cả các phiên bản đột biến như biến thể Nam Phi.

Các nhà khoa học phát hiện được, những kháng thể mạnh hơn được sản xuất ra từ các tế bào miễn dịch không ngừng phát triển, dường như là do tiếp tục tiếp xúc với tàn dư virus ẩn trong mô ruột.

Các kháng thể, được cơ thể tạo ra để phản ứng với nhiễm trùng, tồn tại trong huyết tương trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng mức độ giảm đáng kể theo thời gian.

Hệ thống miễn dịch cơ thể có cách khác hiệu quả hơn đối phó với mầm bệnh: Thay vì sản xuất kháng thể mọi lúc, hệ thống tạo ra những tế bào bộ nhớ B, nhận biết mầm bệnh và có thể nhanh chóng giải phóng một đợt kháng thể mới khi gặp phải virus lần thứ hai.

Nhưng tế bào bộ nhớ B hoạt động hiệu quả thế nào phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh. Để hiểu rõ về tế bào bộ nhớ với SARS-CoV-2, Nussenzweig và các đồng nghiệp tại Phòng Thí nghiệm Miễn dịch học Phân tử đã nghiên cứu phản ứng kháng thể của 87 cá nhân tại hai thời điểm: 1 tháng sau khi nhiễm bệnh và 6 tháng sau đó.

Đúng như dự đoán, các nhà khoa học phát hiện được, các kháng thể vẫn có thể phát hiện được vào thời điểm 6 tháng sau, nhưng số lượng giảm rõ rệt. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy khả năng vô hiệu hóa virus của các mẫu huyết tương những người tình nguyện giảm 5 lần.

Nhưng các tế bào bộ nhớ B của bệnh nhân, đặc biệt là những tế bào tạo ra kháng thể chống lại SARS-CoV-2, không giảm về số lượng và thậm chí còn tăng nhẹ trong một số trường hợp.

Tải lượng virus sống sót sau điều trị

Nghiên cứu kỹ lưỡng hơn các tế bào bộ nhớ B, các nhà khoa học phát hiện một điều đáng ngạc nhiên: Các tế bào này cũng có nhiều đợt đột biến ngay cả khi đã chữa khỏi nhiễm trùng, kết quả là các kháng thể do tế bào bộ nhớ B tạo ra hiệu quả hơn nhiều so với lúc đầu.

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm sau đó cho thấy bộ kháng thể mới này có khả năng bám dính virus tốt hơn và phát hiện ra những phiên bản đột biến của SARS-CoV-2.

Nussenzweig nói: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy các tế bào bộ nhớ B của bộ nhớ liên tục phát triển trong suốt thời gian này. Điều đó thường xảy ra trong các bệnh nhiễm trùng mạn tính, như HIV hoặc herpes, nơi virus tồn tại trong cơ thể. Nhưng chúng tôi không mong đợi thấy phản ứng này với SARS-CoV-2, được cho là sẽ loại trừ khỏi cơ thể sau khi bệnh nhân phục hồi".

Giả thuyết cho rằng, SARS-CoV-2 sao chép trong một số tế bào nhất định trong phổi, cổ họng trên và ruột non, những phần tử virus sống sót này ẩn trong các mô, có thể đã thúc đẩy sự tiến hóa của những tế bào bộ nhớ B.

Để xác định sự đúng đắn của giả thuyết này, các nhà khoa học, phối hợp với Saurabh Mehandru, cựu khoa học gia Rockefeller và hiện là bác sĩ tại Bệnh viện Mount Sinai. Bác sĩ Mehandru đã kiểm tra sinh thiết mô ruột của những người khỏi bệnh Covid-19 trung bình ba tháng trước đó.

7 trong số 14 bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của vật liệu di truyền SARS-CoV-2 và các protein của virus trong các tế bào lót đường ruột. Các nhà nghiên cứu không biết liệu những viral (dấu vết) còn sót lại này có khả năng lây nhiễm hay chỉ đơn giản là tàn tích của những virus đã chết.

Nhóm nhà khoa học có kế hoạch nghiên cứu nhiều người đã khỏi bệnh hơn để hiểu rõ hơn vai trò của những virus còn lại sau điều trị, có thể đóng vai trò như thế nào đối với sự tái lây nhiễm và khả năng miễn dịch trong cơ thể con người.

Theo SciensceDaily
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

Bên cạnh iOS 18 beta 8, Apple cũng phát hành phiên bản beta thứ ba của iOS 18.1 dành cho các nhà phát triển, mang đến một số tính năng mới thuộc hệ thống Apple Intelligence.
back to top