Người đưa tin sai sự thật về Chủ tịch Sacombank bị xử lý thế nào?

Theo Bộ Công an, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Sacombank không nằm trong danh sách chú ý xuất nhập cảnh hoặc cấm xuất cảnh. Dư luận đặt câu hỏi người đưa thông tin sai sự thật bị xử lý thế nào?

Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết, thông tin về việc cấm xuất cảnh đối với ông Minh đã và đang ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động của ngân hàng Sacombank và các hoạt động liên quan kinh doanh của ông Minh. Bởi vậy, cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguồn tin từ tài khoản nào, xác định hành vi chia sẻ, đưa thông tin sai sự thật của các tổ chức, cá nhân để xử lý theo quy định.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Ngân hàng Sacombank.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch Ngân hàng Sacombank.

Trường hợp xác minh cho thấy người đưa thông tin sai sự thật đang ở nước ngoài, cơ quan chức năng sẽ tiến hành liên hệ, mời, triệu tập về Việt Nam để giải quyết hoặc ủy thác cho cơ quan tư pháp Việt Nam ở nước ngoài hoặc đề nghị nước sở tại phối hợp theo Hiệp định tương trợ tư pháp hay theo hình thức ngoại giao để làm rõ xử lý theo quy định.

Hành vi đưa tin sai sự thật thực hiện ở Việt Nam hoặc đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài hay có liên quan tổ chức cá nhân ở Việt Nam sẽ được áp dụng theo pháp luật Việt Nam và bằng chế tài hành chính hoặc hình sự, tùy thuộc nội dung thông tin sai sự thật và hậu quả do hành vi đưa thông tin sai sự thật gây ra.

Trường hợp hành vi đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống cá nhân, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây dư luận xấu, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự hoặc Tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật Hình sự hay Tội đưa thông tin trái phép trên mạng Internet theo Điều 288 Bộ luật Hình sự.

Trường hợp hành vi chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, người thực hiện hành vi cũng có thể bị xử phạt hành chính với mức đến 30 triệu đồng, theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện.

Người bị đưa thông tin sai sự thật có thể yêu cầu người thực hiện hành vi bồi thường thiệt hại do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm phạm theo quy định tại Điều 592 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Những người chia sẻ thông tin sai sự thật cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi là cố ý, biết rõ thông tin giả, sai sự thật, vẫn cố tình đưa tin, có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy thuộc nhận thức và hậu quả của hành vi.

Theo Đời sống
Nhận hối lộ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre hầu tòa

Nhận hối lộ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre hầu tòa

Ngoài nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” và “Nhận hối lộ”, còn có nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cùng nhiều quan chức khác.
back to top