Bên trong ôtô là một không gian nhỏ hẹp, chứa nhiều chi tiết máy móc, không phải là nơi lý tưởng để bạn nghỉ ngơi. Bạn chỉ nên chợp mắt trong chốc lát để giảm mệt mỏi và cơn buồn ngủ khi nếu phải lái xe đường dài, không nên ngủ qua đêm hoặc ngủ một giấc dài trong ôtô bởi việc này tiềm ẩn sự nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bạn.
Muốn hệ thống điều hòa ôtô hoạt động, bạn phải khởi động ôtô. Cỗ máy vận hành của xe hoạt động tích cực trong khi xe vẫn đứng yên một chỗ sẽ bị bao quanh bởi khí carbon monoxide (CO2) thải ra từ ống xả. Đây là một loại khí độc, có thể gây tử vong nếu hít phải.
Hệ thống điều hòa trên ôtô có 2 chế độ lấy gió (trong và ngoài) để làm lạnh. Chế độ lấy gió trong làm lạnh nhanh hơn vì tận dụng luôn vòng khí tuần hoàn trong khoang lái. Ngược lại, chế độ lấy gió ngoài sử dụng luồng khí oxy bên ngoài nên làm mát chậm hơn.
Bật điều hòa ngủ trong ôtô cũng giống như bật điều hòa nằm trong nhà là quan niệm sai lầm. |
Những chiếc ôtô đời mới hiện nay đều hoạt động với 2 chế độ để không làm người ngồi trong xe cảm thấy ngột ngạt, thiếu dưỡng khí. Ngay cả khi bạn bật chế độ lấy gió trong thì hệ thống điều hòa sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài sau thời gian nhất định để tăng dưỡng khí cho khoang xe.
Vì xe dừng lâu một chỗ, bị bao quanh bởi khí thải từ ống xả. Việc lấy gió ngoài lúc này không những đưa thêm oxy mà còn kèm lẫn khí độc carbon monoxide vào khoang lái. Người ngủ trong xe hít phải, có thể lịm dần và tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Dù việc ngủ trong xe ôtô tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn buộc phải ngủ trên xe, hãy áp dụng ngay những biện pháp dưới đây để phòng bị sự cố và đảm bảo an toàn cho bản thân.
Không ít trường hợp phải trả giá đắt bằng tính mạng do thiếu biện pháp bảo vệ an toàn. |
Cụ thể, nên chọn đỗ xe ở nơi râm mát, thông thoáng nhằm giảm tích tụ khí thải xung quanh xe. Tuyệt đối không nổ máy, bật điều hòa ngủ trong ô tô khi đang đỗ xe trong gara hoặc những nơi có không gian hẹp, bí.
Kiểm tra nhiên liệu (xăng, điện, dầu) trong xe có đủ dùng trong nhiều giờ hay không.
Đặt chuông báo thức trong khoảng thời gian ngắn như 15-30 phút để tránh rơi vào trạng thái sâu giấc dẫn đến ngủ quên trên ôtô.
Nên chuẩn bị một chiếc quạt nhỏ và mở hé cửa kính, cửa sổ trời để lấy dưỡng khí nếu không bật điều hòa.
Khí CO2 phát thải từ ôtô không mùi, không vị và không gây đau đớn nên người hít phải khó cảm nhận được nguy cơ để tìm cách thoát nạn, nhất là khi ngộ độc trong tình trạng ngủ say. Nhẹ sẽ có triệu chứng đau ngực, hồi hộp, miệng và đầu ngón tay, ngón chân tím, rối loạn nhịp tim…
Khi phát hiện nạn nhân lịm đi trên ôtô, người dân cần nhanh chóng mở hết các cửa trên xe để không khí bên ngoài tràn vào, làm loãng khí độc, sau đó đưa nạn nhân ra chỗ thông thoáng và gọi cấp cứu để tới bệnh viện càng nhanh càng tốt.