Nên hay không việc bỏ chính sách hạn chế tín dụng?

(khoahocdoisong.vn) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro. Theo đó, một số ngân hàng đã sử dụng quá nửa hạn mức trong đầu năm sẽ phải hạn chế cho vay tiếp và rơi vào tình thế bị động chờ được "nới room".

Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 12%, hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng là tương đương với năm 2020.

Cụ thể, như Agribank, BIDV, VietinBank được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng trong khoảng 6,5 - 7,5%, riêng Vietcombank đứng ở mức 10,5%. Một số ngân hàng TMCP tư nhân như VIB, ACB, Sacombank là 8,5 - 9,5% và MB, VPBank, Techcombank là 10,5 - 12%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng, nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực với các chỉ số tăng trưởng khả quan. Do đó, nhu cầu tín dụng sẽ tăng theo tương ứng.

Hơn nữa, sức khoẻ tài chính của hệ thống ngân hàng hiện tại đang khá tốt. Cách thức giới hạn chỉ tiêu tín dụng của NHNN đối với từng ngân hàng thương mại khác nhau sẽ khiến nhà băng khó có thể chủ động cho phương án kinh doanh.

Đơn cử như TPBank, theo Tổng Giám đốc Nguyễn Hưng, tính đến 23/4/2021 tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là khoảng 7%, đã đạt gần 2/3 mức NHNN cấp ban đầu. Như vậy, nếu không có sự điều chỉnh mới, TPBank phải hạn chế cho vay trong các tháng về sau của năm 2021.

Một số ngân hàng TMCP như OCB, HDBank, TPBank đều dự kiến muốn được “nới room”, đưa mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 của ngân hàng lên trên 20%.

Thực tế, năm 2020 vừa qua, tăng trưởng tín dụng có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngân hàng. Trong khi một số ngân hàng tăng trưởng cao trên 20% như Techcombank tăng 23,3%, thì cũng có những nhà băng tăng chưa đến 10%: VietBank tăng 9,5%, PGBank tăng 8,3%, Saigonbank tăng 6,1%...

Tại cuộc họp báo quý I/2020 mới đây, lãnh đạo NHNN cho biết, việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng là cần thiết nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo thanh khoản hệ thống và ổn định lãi suất. Từ nay đến cuối năm, tùy diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình dịch Covid-19 trong nước và quốc tế, NHNN sẽ có chính sách điều hành tín dụng phù hợp.

Theo ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, NHNN hỗ thợ tăng trưởng kinh tế nhưng không thể chủ quan với rủi ro lạm phát, đảm bảo tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng.

Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, NHNN nên bãi bỏ biện pháp hành chính này, thay bằng quản lý hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng.

Theo Đời sống
Sacombank tái bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc

Sacombank tái bổ nhiệm 2 Phó tổng giám đốc

Ngân hàng TMCP Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) vừa công bố việc ông Hồ Doãn Cường và ông Hà Văn Trung sẽ tiếp tục giữ chức Phó Tổng Giám đốc kể từ ngày 1/10 và 10/10/2024. Các quyết định bổ nhiệm đều có hiệu lực trong vòng 4 năm.
Lý do Ngân hàng ABBank lỗ "khủng"?

Lý do Ngân hàng ABBank lỗ "khủng"?

ABBank ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1/2024 với khoản lỗ thuần 45,5 tỷ đồng, so với mức lợi nhuận hơn 90 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng không chia cổ tức năm 2023. 
back to top