Mức lương hưu khi giảm số năm đóng BHXH là bao nhiêu?

Với đề xuất lao động nam đóng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, hưởng 2,25% cho mỗi năm, người đóng BHXH nhận về bằng 33,75% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất giảm năm đóng BHXH từ 20 xuống 15 để hưởng lương hưu. Cách tính và mức hưởng lương hưu cũng sẽ thay đổi cho phù hợp.

Cụ thể, lao động nam tham gia BHXH từ 15 đến dưới 19 năm thì lương hưu cho mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% tiền lương bình quân tháng đóng BHXH. Lương hưu với lao động nam thuộc nhóm này dao động 33,75- 42,75%. Lao động nam đóng BHXH từ 20 năm trở lên hưởng lương hưu 45%, cộng thêm 2% cho mỗi năm đóng sau đó. Muốn hưởng tối đa 75%, lao động đóng đủ 35 năm.

Lao động nữ đóng 15 năm BHXH hưởng lương hưu tối thiểu 45%, sau đó cộng thêm 2% cho mỗi năm tham gia. Để hưởng mức tối đa 75%, lao động nữ phải đóng BHXH 30 năm.

Lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà thời gian đóng dưới 15 năm (làm công việc nặng nhọc, độc hại; suy giảm khả năng lao động; trường hợp đặc biệt) thì mỗi năm tham gia được tính 2,25%.

So với quy định hiện hành, lao động vẫn phải đóng tối đa 30-35 năm BHXH để hưởng tỷ lệ lương cao nhất 75%.

Cụ thể, mức lương được tính như sau:

Giai đoạn Trước 1995 1995 -2000 2001-2006 2007-2015 2016 - 2019 2020 - 2024 Từ 2025 trở đi
Bình quân số năm cuối đóng BHXH 5 năm cuối 6 năm cuối 8 năm cuối 10 năm cuối 15 năm cuối 20 năm cuối Toàn bộ quá trình

Lao động khu vực doanh nghiệp (hưởng lương tối thiểu vùng), tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu là bình quân toàn bộ quá trình tham gia. Lao động có cả thời gian đóng BHXH trong khu vực nhà nước và ngoài doanh nghiệp, tiền lương tính đóng BHXH là bình quân của cả hai quá trình trên.

Như vậy, với đề xuất giảm số năm đóng BHXH, mức lương hưu nhận được sẽ thay đổi theo số năm người tham gia BHXH đóng.

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top