Một ngày tại Câu lạc bộ Ngựa Hà Nội

CLB Ngựa Hà Nội đang thu hút nhiều “tín đồ” tham gia, giao lưu cưỡi ngựa theo phong cách quý tộc châu Âu.

Không chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chú ngựa thuộc giống đắt tiền nhập khẩu từ nước ngoài, mà khách hàng còn được phổ cập kiến thức về cách cưỡi ngựa từ cơ bản đến nâng cao.

Trao đổi với phóng viên Khoa học và Đời sống, bà Nguyễn Thị Hòa Hợp, Chủ nhiệm CLB Ngựa Hà Nội cho biết: Chồng bà là cháu ngoại cụ Tạ Duy Hiển, người sáng lập ra ngành xiếc Việt Nam. Được theo mẹ vào rạp xiếc từ bé nên chồng bà rất thích ngựa, sau khi trường đua Phú Thọ không hoạt động nữa, gia đình mới mua mấy con ngựa từ miền Nam về nuôi. Ban đầu chỉ để chơi cho vui, nhưng sau đó có nhiều người đến vui chơi, trong đó có một số người nước ngoài cũng đến tham gia, từ đó phát triển ra thành CLB Ngựa Hà Nội.

“Khi sang các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan tôi thấy bộ môn cưỡi ngựa rất phổ biến. Khi về Việt Nam, tôi luôn ấp ủ muốn phát triển phong trào cưỡi ngựa như là môn thể thao, cho học sinh cuối tuần đến chơi, chăm sóc ngựa và là một môn giải trí lành mạnh, cho các bạn nhỏ đến hòa mình vào thiên nhiên... Các em nhỏ đến đây sẽ được tắm cho ngựa, chải lông ngựa, cho ngựa ăn; ... sẽ tránh xa tivi, điện thoại trong những ngày cuối tuần”, bà Nguyễn Thị Hòa Hợp nói.

Theo bà Hợp, chi phí tham gia những buổi trải nghiệm từ 6 triệu đồng cho 12 buổi vào các ngày cuối tuần, hay 14 buổi cho các ngày trong tuần.

Người tập cưỡi ngựa có độ tuổi từ 6 tuổi trở lên, còn trẻ 3 tuổi chỉ là cho ngựa ăn, tương tác với ngựa hay tập làm quen thăng bằng trên lưng ngựa. Trước dịch Covid-19 rất đông người nước ngoài đến đây trải nghiệm. Hiện nay CLB Ngựa Hà Nội có hơn 200 người tham gia.

HLV ngựa Bùi Thanh Hải cho biết: “Ngựa rất nhạy cảm về thời tiết, mỗi khi thay đổi gió mùa về, chúng tôi phải che chắn bạt cho chúng. Còn những ngày hè nắng nóng chúng tôi dùng quạt, có khi còn bổ sung nước điện giải giúp ngựa không mất nước”.

Cũng theo anh Hải, ngựa có tính cách thay đổi theo thời tiết, chính bởi vậy có một quy định bắt buộc là trước khi tập luyện cần phải khởi động cho ngựa cũng như dắt ngựa để xem ngựa có ổn định hay không. Ngoài ra, buổi sáng sớm nên thả cho ngựa tắm nắng để cho lông mượt. Mùa hè, sau 10 giờ sáng nắng gắt không được đưa ngựa ra phơi nắng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của ngựa, không đảm bảo cho quá trình tập luyện.

“Ngựa nơi đây chủ yếu tuyển chọn giống ngoại nhập, phù hợp với thể trạng người Việt Nam. Ví dụ như giống ngựa đua, ngựa Ả Rập, ngựa đột biến, ngựa Cabardin. Ngựa nhập về là loại ngựa đã được huấn luyện một phần. Với ngựa hoang thì bản năng rất nhát và hay sợ nên sẽ mất thời gian 2 năm để thuần hóa”, anh Hải cho biết.

Về huấn luyện ngựa, anh Hải chia sẻ, trong ngày sẽ chia ra nhiều bài và huấn luyện đều hàng ngày. Do theo nhu cầu của khách hàng nên ngoài cưỡi ngựa, câu lạc bộ còn huấn luyện ngựa theo các sự kiện khác nhau, tập luyện cho ngựa quen với nhạc, vật cản, địa hình, ngựa nhảy, ngựa hí, cưỡi ngựa bắn cung,...

>>> Khoa học và Đời sống giới thiệu chùm ảnh “Một ngày tại tại CLB Ngựa Hà Nội”:

Bộ môn cưỡi ngựa nguy hiểm, đòi hỏi người chơi cần có sự can đảm. Ngựa rất thông minh, cảm nhận từ tay cương của người cưỡi.

Bộ môn cưỡi ngựa nguy hiểm, đòi hỏi người chơi cần có sự can đảm. Ngựa rất thông minh, cảm nhận từ tay cương của người cưỡi.

Kiểm tra nhàm ngựa (nhàm nhựa chuyên dẫn dắt ngựa, còn nhàm cưỡi có tên là nhàm thiếc).

Kiểm tra nhàm ngựa (nhàm nhựa chuyên dẫn dắt ngựa, còn nhàm cưỡi có tên là nhàm thiếc).

...và yên ngựa là những việc rất cần thiết, đảm bảo an toàn cho người cưỡi ngựa..

...và yên ngựa là những việc rất cần thiết, đảm bảo an toàn cho người cưỡi ngựa..

Kiểm tra móng ngựa, một công việc rất quan trọng trước khi vào cuộc đua.

Kiểm tra móng ngựa, một công việc rất quan trọng trước khi vào cuộc đua.

Khởi động cho ngựa.

Khởi động cho ngựa.

Một trong những nguyên tắc nữa là dắt ngựa trước khi tập luyện để biết được “tính khí” của vật nuôi.

Một trong những nguyên tắc nữa là dắt ngựa trước khi tập luyện để biết được “tính khí” của vật nuôi.

Thức ăn cho ngựa chủ yếu là cỏ, cùng cám tổng hợp để bổ sung vitamin.

Thức ăn cho ngựa chủ yếu là cỏ, cùng cám tổng hợp để bổ sung vitamin.

Ngựa hí được rèn luyện một cách thành thục.

Ngựa hí được rèn luyện một cách thành thục.

Ngựa ngồi, một động tác rất khó, đòi hỏi huấn luyện viên dành nhiều thời gian huấn luyện cho ngựa.

Ngựa ngồi, một động tác rất khó, đòi hỏi huấn luyện viên dành nhiều thời gian huấn luyện cho ngựa.

Tắm cho ngựa đảm bảo vệ sinh, từ đó giúp sức khỏe của ngựa ổn định.

Tắm cho ngựa đảm bảo vệ sinh, từ đó giúp sức khỏe của ngựa ổn định.

Ngựa chưa được huấn luyện bản năng rất nhát và hay sợ nên sẽ mất thời gian lâu để thuần hóa.Ngựa chưa được huấn luyện bản năng rất nhát và hay sợ nên sẽ mất thời gian lâu để thuần hóa.
Cưỡi ngựa không đòi hỏi người điều khiển ngựa chạy nhanh (đua ngựa), mà phải biết cách điều khiển ngựa di chuyển theo những động tác chính xác và linh hoạt theo ý của mình.

Cưỡi ngựa không đòi hỏi người điều khiển ngựa chạy nhanh (đua ngựa), mà phải biết cách điều khiển ngựa di chuyển theo những động tác chính xác và linh hoạt theo ý của mình.

Theo Đời sống
Ngắm biệt thự 100 tỷ đồng tại Mỹ của Lisa (BlackPink)

Ngắm biệt thự 100 tỷ đồng tại Mỹ của Lisa (BlackPink)

Biệt thự Lisa (BlackPink) mới tậu có giá 3,95 triệu USD (gần 100 tỷ đồng) tại Beverly Hills, California (Mỹ). Ngôi nhà kết hợp nhiều yếu tố thiết kế nguyên bản, bao gồm đèn treo tường bằng sắt, lò sưởi bằng đá, lò sưởi bằng thạch cao,...
back to top