Sức khỏe đường ruột đóng một vai trò to lớn đối với các chức năng thiết yếu của cơ thể. Có một số loại thực phẩm "âm thầm bào mòn" sức khỏe đường ruột, bạn cần biết.
Sức khỏe đường ruột tuyệt đối không thể chủ quan. Ngày nay khi cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều người rất lơ là trong việc ăn uống. Ảnh minh họa
Thiếu kiến thức về dinh dưỡng và ưa thích sự tiện lợi đã khiến chúng ta tiêu thụ nhiều thực phẩm gây hại cho sức khỏe đường ruột. Ảnh minh họa
Thức ăn nhanh: Do thành phần ít chất xơ, nhiều chất béo và đường nên những thực phẩm này gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe đường ruột. Ảnh minh họa
Thực phẩm chứa nhiều đường: Chất làm ngọt nhân tạo tác động tiêu cực đến hệ vi sinh vật đường ruột. Môi trường chứa nhiều đường khiến vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở, giảm vi khuẩn có lợi. Đường còn liên quan đến tình trạng viêm, kích ứng đường tiêu hóa. Ảnh minh họa
Thức ăn quá mặn: Chế độ ăn nhiều natri có thể dẫn đến tăng mô và viêm ruột, quá nhiều natri có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột. Ảnh minh họa
Sử dụng rượu, bia kéo dài và với lượng nhiều có thể làm thay đổi sự đa dạng của ruột, tăng tính thấm và tăng viêm. Ảnh minh họa
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Mặc dù là nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói hoặc xúc xích được biết là có khả năng gây ra các vấn đề cho sức khỏe đường ruột do hàm lượng chất béo bão hòa tương đối nhiều. Ảnh minh họa
Thực phẩm chiên gây hại cho sức khỏe đường ruột ở nhiều mức độ. Thịt chiên rán làm tăng nội độc tố trong ruột và viêm hệ thống bằng cách ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột. Ảnh minh họa
Sữa là một trong những thực phẩm hàng đầu gây khiến khó tiêu, ợ chua. Nguyên nhân là do một số người không có đủ lactase - loại men giữ vai trò “bẻ gãy” đường lactose có trong sữa. Ảnh minh họa
Để tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, chuyên gia khuyên ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế thực phẩm có hại thì nên tăng cường thực phẩm tốt như rau xanh, trái cây, uống đủ nước, chất béo lành mạnh, thực phẩm giàu probiotic... Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần giúp tầm soát, phát hiện và điều trị bệnh đường tiêu hóa. Ảnh minh họa
Mỗi viên đá mát lạnh trong ly nước mùa hè có thể mang lại cảm giác dễ chịu tức thì, nhưng cũng có thể là “ẩn số” đầy rủi ro cho sức khỏe nếu người dùng chủ quan.
Uống nước tía tô đúng cách và đúng thời điểm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy đâu là “thời điểm vàng” để phát huy tối đa công dụng của loại nước này?
Nhiều người thường nghĩ rằng các loại tỏi chỉ khác nhau ở màu sắc của vỏ, nhưng thực tế, mỗi loại tỏi lại có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Vậy giữa tỏi vỏ tím và tỏi vỏ trắng, loại nào tốt hơn cho sức khỏe?
Những thói quen tưởng như vô hại như uống một lon nước ngọt mỗi ngày, một ly cà phê đặc buổi sáng hay ly rượu lúc gặp bạn bè… khiến thận của bạn có thể bị ảnh hưởng âm thầm và kéo dài.
Mướp đắng và rau dền là hai loại rau quen thuộc, giúp ổn định đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, chúng có thể phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.
Mùa hè oi bức dễ khiến hệ tiêu hóa gặp phải nhiều vấn đề như đầy bụng, khó tiêu. Việc bổ sung những món ăn dễ tiêu, mát lành sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.