<p>Bà mẹ cho con bú giống như mọi giai đoạn khác của cơ thể, không có khả năng phòng chống đặc hiệu đủ mạnh để không bị nhiễm cúm. Việc bà mẹ bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch. Vậy khi bà mẹ bị cúm, có nên tiếp tục cho con bú hay không?</p> <p><strong><span>Cúm dễ lây truyền</span></strong></p> <p>Vốn là một bệnh do virut gây ra, bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh và tiến triển thành vụ dịch. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, virut cúm có thể lan qua sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua những hạt nước nhỏ li ti mà người bệnh bắn ra hay qua sự tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virut. Bằng những phương thức này mà từ một người bị nhiễm, virut cúm nhanh chóng lan ra cả cộng đồng dân cư.</p> <p>Cơ quan đích của virut cúm là bộ phận đường hô hấp trên mà ở đó tế bào biểu mô đường hô hấp nhạy cảm nhất. Đây là những tế bào đầu tiên virut cúm bám dính, xâm nhập và nhân bản. Đây cũng là những tế bào đầu tiên gây ra bệnh cúm cho cơ thể. Một khi virut xâm nhập và gây bệnh thì cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình: ho, hắt hơi, sổ mũi, khạc đờm trong, sốt cao, mệt mỏi.</p> <p>Ở một điều kiện bình thường cúm có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần, nhưng ở một số đối tượng mẫn cảm thì cúm lại gây những biến thể nặng như viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm và hoại tử cơ, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Một trong số các đối tượng này là phụ nữ mang thai và trẻ em trong thời kỳ bú mẹ.</p> <p>Việc bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch. Vậy khi bà mẹ bị cúm, liệu virut cúm vào được sữa hay không.</p> <p><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/28/814con20bu.jpg" /></p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Như đã nói ở trên, virut cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên vì ở đó virut dễ bám dính và dễ xâm nhập. Tuy nhiên không phải cứ bám dính được là chúng có thể gây bệnh. Chúng sẽ vấp phải một loạt hàng rào phòng ngự bảo vệ như các kháng thể IgA có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như các tế bào lympho, các đại thực bào luôn tuần tra canh gác cẩn thận.</p> <p>Những thành phần này sẽ làm giảm phần lớn khả năng xâm nhập tế bào của virut cúm. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ virut lách được thành công, chúng chui vào trong tế bào biểu mô mũi, họng, hầu… bắt những tế bào này tổng hợp nên các virut mới và hủy tế bào để giải phóng ra các thế hệ virut con cháu. Những virut này tiếp tục xâm nhập các tế bào liền kề gây ra hủy hoại mang tính đồng loạt ở đường hô hấp trên.</p> <p>Nếu virut cúm vượt qua được mọi hàng rào bảo vệ ở trên thì virut sẽ đi vào máu và gây ra tình trạng nhiễm virut huyết. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, người ta thấy rằng, tình trạng nhiễm virut huyết là rất khó xảy ra. Chúng chỉ xảy ra ở những trường hợp có hệ miễn dịch quá yếu hay ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.</p> <p>Và thậm chí, ngay cả những trường hợp nhiễm virut huyết thì dù có bị tổn thương các cơ quan khác như não, tim, thận thì hiện tượng virut sinh tồn trong tuyến sữa là rất hiếm nếu như không muốn nói là không có. Nồng độ virut trong máu là rất thấp. Người ta đã nghiên cứu nhiều và chưa có một bằng chứng nào chứng minh được là bà mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virut cúm trong sữa của mình. Hay nói một cách dễ hiểu là virut cúm không lây qua đường sữa mẹ.</p> <p>Tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virut cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái vuốt ve môi mũi con cũng đủ làm con bị nhiễm virut nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh. Mà những hiện tượng này rất dễ gặp khi bà mẹ cho con bú. Vì vậy khi người mẹ đang ở giai đoạn cho con bú cần giữ gìn để tránh mắc bệnh cúm. Nếu không may bị nhiễm cúm cần thận trọng để tránh lây nhiễm cho con.</p> <div> <table align="center" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td style="padding-right: 5px; padding-left: 5px; vertical-align: top;"> <p><strong><span><span>Lời khuyên với bà mẹ </span><span>cho con bú bị cúm</span></span></strong></p> <p><span>Không có gì phàn nàn về sữa mẹ nếu bạn vừa mới sinh nở. Vì sữa mẹ là một thực phẩm lý tưởng nhất mà không một thực phẩm nào có thể sánh được. Vì thế ngay cả khi bà mẹ bị cúm, lời khuyên tốt nhất là tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, vì những nguy cơ lây lan có thể gặp phải, các bà mẹ nên thực hiện những hướng dẫn sau:</span></p> <p><span>Các trường hợp bị cúm nặng, hắt hơi liên tục, ho liên tục, khạc đờm liên tục thì nên cách ly với con một thời gian. Tạm ngừng việc cho con bú lại trong 2-3 ngày tính từ khi xuất hiện bệnh. Những ngày sau đó có thể tiếp tục cho con bú nhưng phải đeo khẩu trang cẩn thận, rửa tay trước khi bế con, lau sạch đầu vú bằng nước ấm trước khi cho con bú để tiêu diệt hoàn toàn virut.</span></p> <p><span>Bà mẹ nên tự mình cách ly với con, cho con nằm trong một buồng riêng biệt và nhờ người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ, anh chị hỗ trợ chăm sóc bé các thay tã lót, thay bỉm, rửa mặt mũi... Bà mẹ cũng nên đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người thân để hạn chế lây virut sang người xung quanh vì những người này có thể là đối tượng trung gian truyền bệnh cho bé. Mọi việc chỉ có thể bình thường sau 2 tuần tính từ khi bà mẹ giảm triệu chứng.</span></p> <p><span>Các trường hợp sau thì ngừng bú mẹ hoàn toàn: bà mẹ bị nhiễm cúm đồng nhiễm với viêm gan virut, với nhiễm virut hecpet, đồng nhiễm với HIV, bị tổn thương điển hình ở đầu vú. Các trường hợp nghi ngờ nên đi kiểm tra lại tại các cơ sở y tế và được bác sĩ hướng dẫn chi tiết.</span></p> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Mẹ bị cúm có nên cho con bú?
Bà mẹ cho con bú giống như mọi giai đoạn khác của cơ thể, không có khả năng phòng chống đặc hiệu đủ mạnh để không bị nhiễm cúm. Việc bà mẹ bị nhiễm cúm là hoàn toàn có thể xảy ra trong mùa dịch. Vậy khi bà mẹ bị cúm, có nên tiếp tục cho con bú hay không?
Biến chứng nặng sau tiêm tan mỡ vùng bụng tại spa
Được giới thiệu phương pháp giảm cân không xâm lấn, chỉ cần tiêm 1 lần, mỡ sẽ tự động hóa lỏng, bụng sẽ tự nhỏ lại,... Sau một tuần tiêm, người phụ nữ 35 tuổi bị biến chứng nặng vùng bụng.
Sản phụ quá kích buồng trứng hiếm gặp, báo cáo thế giới ghi nhận y văn
Quá kích buồng trứng là nỗi lo của nhân viên y tế và nỗi ám ảnh của các bà mẹ vô sinh. Một ca quá kích buồng trứng rất đặc biệt đã được cứu chữa thành công, sẽ báo cáo thế giới để ghi nhận vào y văn.
Lấy khối u tuyến giáp khổng lồ "đeo bám" trên cổ nữ sinh suốt 4 năm
U tuyến giáp thường lành tính, bướu ác tính chiếm khoảng 5% (ung thư tuyến giáp). U tuyến giáp biểu hiện triệu chứng khi u đã lớn, kích thước to gây chèn ép các cơ quan bên cạnh, ảnh hưởng đến các hoạt động thở và nuốt.
Nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, mang hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ tuyến tiền liệt là một trong những phẫu thuật khó nhất, phức tạp trong điều trị ung thư đường tiết niệu. Đây là phương pháp điều trị triệt để, mang lại chất lượng tốt, người bệnh hồi phục nhanh và ít đau đớn.
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bệnh thận là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng mà thường bị bỏ qua cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng.
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Peptide C đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hạ đường huyết, thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường với hạ đường huyết không liên quan với tiểu đường.
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Máy cưa cầm tay, các loại dụng cụ mini như máy cắt, máy bấm đinh, bộ đục… giúp làm việc hiệu quả, tiện dụng ở nhà, nhưng cũng rất dễ bị tai nạn nếu người dùng không cẩn thận.
Ăn thịt xiên nướng, bé gái bị xiên que đâm từ mũi lên hốc mắt
Khi cho trẻ nhỏ ăn gia đình nên hỗ trợ dụng cụ thức ăn (muỗng, nĩa,…) thích hợp, tuyệt đối không để trẻ có thói quen ngậm hoặc đùa giỡn trong khi ăn để tránh các sự cố đáng tiếc.
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Sốc mất nước do tiêu chảy và nôn ói là biến chứng nặng, có thể gây tổn thương đa cơ quan và thậm chí dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Phát hiện bướu tuyến giáp hơn 40 năm nhưng cụ bà 81 tuổi (Bình Định) không điều trị, gần đây, bướu chèn ép gây cảm giác khó chịu, khó thở, nuốt nghẹn.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...