Lãi suất tham chiếu dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân trả lãi sau kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng BIDV, VCB, VietinBank và Agribank.
Lãi nghìn tỷ
Vừa qua, CTCP Tập đoàn Masan (mã: MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất (đã qua soát xét) 6 tháng đầu năm 2019.
Cụ thể, theo phân loại doanh thu của từng bộ phận, mảng thực phẩm và đồ uống đem lại doanh thu cao nhất 7.979 tỷ đồng; Chuỗi giá trị thịt dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi nhưng cũng đem lại doanh thu 6.741 tỷ đồng; Mảng khai thác mỏ và chế biến khoáng sản giảm đáng kể về doanh thu khi chỉ đạt 2.690 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận gộp giảm 7,8% so với cùng kỳ đạt 5.130 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 2.438 tỷ đồng, giảm mạnh 34% so với cùng kỳ; các công ty liên doanh liên kết đen về cho tập đoàn 980 tỷ đồng lợi nhuận.
Đáng chú ý, các chi phí trong nửa đầu năm 2019 của Masan cũng giảm mạnh như chi phí tài chính giảm 31% còn 1.086 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 905 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 5,5% còn 2.744 tỷ đồng.
Theo dự kiến, tập đoàn sẽ tiếp tục tiết giảm chi phí có thể đạt từ 500 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng chi phí lãi vay hợp nhất trong năm 2019.
Lợi nhuận trước thuế 6 tháng của Masan đạt 2.416 tỷ đồng, sụt giảm 34% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế giảm 35% đạt 2.191 tỷ đồng.
Lý giải về nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận, Masan cho biết, do công ty không nhận được cổ tức từ công ty con Masan MEATLife (tên cũ là Masan Nutri Science - do công ty mẹ sở hữu 81,2%). Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi hoạt động phát hành cổ phiếu quỹ của Techcombank với giá trị phát hành cao hơn giá trị ghi nhận trên sổ sách. Theo BCTC soát xét bán niên 2019, Masan ghi nhận khoản đầu tư 15.300 tỷ đồng, tương ứng 20% vốn sở hữu vào Techcombank. Dù "bức tranh" kinh doanh nửa đầu năm 2019 có dấu hiệu sụt giảm so với cùng kỳ nhưng nếu xét tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 của công ty vẫn thấy lợi nhuận quý II ghi nhận sự tăng trưởng so với quý I.
Theo công bố của Masan, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông tăng 20,5%, từ 1.562 tỷ lợi nhuận ở mảng kinh doanh chính trong nửa đầu năm 2018 lên 1.882 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019.
Thực tế, trong khối doanh nghiệp niêm yết, Masan luôn là doanh nghiệp góp mặt trong "câu lạc bộ nghìn tỷ" bên cạnh những cái tên đình đám như Vingroup (mã: VIC), Vietcombank (mã: VCB), Vinamilk (mã: VNM)... với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận được duy trì ổn định qua từng năm.
Đặc biệt, Masan còn là 1 trong 7 cái tên của Việt Nam góp mặt trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất do Forbes Asia bình chọn. Thành quả này có được là do năm 2018, công ty tiếp tục phá đỉnh lịch sử về lợi nhuận, khi đạt đến 5.621 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2017.
Nhưng vẫn đi vay để trả nợ?
Quay trở lại với câu chuyện phát hành trái phiếu của Masan, được biết đây là loại trái phiếu phát hành trực tiếp ra công chúng, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không đảm bảo bằng tài sản. Theo Masan, mục đích phát hành trái phiếu lần này nhằm cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành.
Số lượng trái phiếu Masan Group đăng kí bán là 15 triệu trái phiếu. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 100.000đ/trái phiếu. Theo đó, Masan dự kiến sẽ thu được 1.500 tỷ đồng nếu đợt chào bán trái phiếu ra công chúng lần này thực hiện thành công.
Thông tin phát hành lượng lớn trái phiếu của Masan được công bố khi hàng loạt những cảnh báo rủi ro đến từ các cơ quan chức năng về trái phiếu doanh nghiệp. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, có những lúc việc phát hành trái phiếu không phải thực sự là phát hành, mà đảo nợ.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã phát đi thông báo gửi các ngân hàng thương mại về việc rà soát và kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp để đảo nợ. Tuy nhiên, cần nhắc lại mục đích phát hành của Masan lần này là "cơ cấu lại nợ vay" chứ không phải đảo nợ.
Tính đến cuối quý II/2019, nợ vay và trái phiếu của Masan đã giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng vẫn còn giá trị rất lớn 23.822 tỷ đồng, gồm: 11.793 tỷ đồng dài hạn và 12.028 tỷ đồng ngắn hạn, với 4.251 tỷ đồng đến hạn phải trả. Bình quân, mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm nay, Masan phải trả 5 tỷ đồng tiền lãi trong khi 6 tháng đầu năm 2018 là 7,8 tỷ đồng/ngày.
Masan cũng đang nợ 14.810 tỷ đồng trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 2020-2024 với lãi suất từ 8-10,2%/năm. Điều này đồng nghĩa với việc có một lượng trái phiếu không nhỏ sẽ được đáo hạn với mức lãi suất khá cao vào năm 2020 tới.
Thực tế, trái phiếu cũng được cho là một dạng nợ vay, bởi thay vì phải làm thủ tục vay mượn ngân hàng phức tạp, doanh nghiệp phát hành một lượng giấy tờ có giá trị để huy động tiền từ các nhà đầu tư, đến hạn doanh nghiệp phải thanh toán gốc lãi cho các nhà đầu tư đã chi tiền.
Việc phát hành trái phiếu để thanh toán trái phiếu hay trả nợ vay sẽ là điều đương nhiên với các doanh nghiệp khó khăn, nhưng với trường hợp Masan lại khác.
Cũng theo BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2019 của công ty, bên cạnh khoản lợi nhuận hơn 2.000 tỷ đồng, Masan còn có gần 18.000 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối, gần 417,8 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền là 4.363 tỷ đồng. Theo thuyết minh BCTC, đây là các khoản tiền gửi với kỳ hạn gốc không quá 3 tháng. Nói cách khác, 1.500 tỷ đồng mà Masan muốn huy động để cơ cấu lại nợ là không quá lớn so với năng lực của tập đoàn này.