Tránh stress và giải phóng năng lượng ách tắc
1. Trước hết, chúng ta phải giải phóng được những năng lượng ách tắc đang nằm trong trong hệ thống não cảm xúc (limbis-system); giải tỏa những ức chế tâm lý, những sự không hài lòng, những lo lắng, sợ hãi, bức xúc, thất vọng, căm giận, ân hận… bởi đó chính là nguyên nhân gây nên những rối loạn hệ thần kinh - não bộ, rối loạn hệ nội tiết tố…
2. Phải giải tỏa, gỡ bỏ và thay thế được những đức tin tiêu cực (ám thị và tự ám thị tiêu cực) trong tiềm thức thành những niềm tin tích cực (ám thị tích cực);
3. Thay thế được những phản xạ có điều kiện tiêu cực thành những phản xạ tích cực trong bộ phận não bò sát.
Để phòng bệnh, trước hết chúng ta cần phải có phương pháp thực sự hữu hiệu để quản lý và xử lý stress, bởi stress có rất nhiều tác hại đối với sức khoẻ cả về thể lực, tâm lực và trí lực. Muốn quản lý và xử lý hiệu quả được stress, bạn có thể thực hiện theo những cách sau:
1. Hãy dành thời gian để học và luyện thành công được một vài phương pháp để cho bạn có thể thực sự thư giãn được từ trong nội tâm.
2. Tập luyện thể thao: Tập luyện thể thao ngoài lợi ích rèn luyện thể chất còn có lợi ích rất tốt về mặt tâm lý. Khi chơi thể thao chúng ta sẽ được gặp gỡ và giao lưu nhiều người, do đó tăng các mối giao tiếp ngoài xã hội, làm cho cuộc sống lạc quan, vui tươi. Mặt khác, khi chơi thể thao sẽ rũ bỏ được tất cả các mối lo nghĩ hàng ngày, được trải nghiệm các cung bậc cảm xúc từ thất bại đến chiến thắng tương ứng với từ buồn phiền tới vui vẻ và nó sẽ tập cho cơ thể chúng ta thích nghi với các cảm xúc đó khiến ta sẽ kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Hoạt động thể thao giúp kích thích tế bào não sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh là endorphins (hormon hạnh phúc), nó làm cho chúng ta vui vẻ, yêu cuộc sống. Tập thể thao sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, làm cho giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn, làm giảm stress.
Lớp học khơi nguồn sức sống giải tỏa các ách tắc trong cơ thể trị bệnh tận gốc. |
3. Học cách đón nhận và tươi cười trong nội tâm
Nụ cười trong nội tâm sẽ làm cho tâm trạng vui vẻ sảng khoái, tăng cường chức năng cho hệ miễn dịch, điều hòa huyết áp, kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng và giảm đau. Cười sẽ giải phóng hormon endorphin trong não (hormon làm giảm đau, tạo tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc), đồng thời làm giảm lượng hormon cortisol, epinephrine và Adrelanin trong cơ thể (những hormon gây stress, ức chế hệ miễn dịch).
Nụ cười nội tâm là một giải pháp rất hữu hiệu để bảo vệ và làm trẻ hoá tế bào não, giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng do các tình huống tiêu cực gây ra, tạo điều kiện cho chúng ta vượt qua khó khăn một cách nhẹ nhàng.
4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ quyết định một phần đến tâm trạng của chúng ta. Nếu chúng ta bị thiếu ngủ sẽ làm cho các tế bào não của chúng ta bị ức chế, dẫn đến rối loạn thần kinh, suy nhược hệ tuần hoàn não… từ đó có thể gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, suy giảm trí nhớ. Những người mất ngủ lâu năm cũng rất dễ để bị “hội chứng kiệt sức” (Burnout-Syndrom). Do vậy, để giảm stress chúng ta cần phải có những biệt pháp thật hữu hiệu để có thể ngủ sâu và ngủ đủ giấc.
5. Phải có ít nhất một phương pháp thật hữu hiệu để giải toả tận gốc những ức chế tâm lý, giải toả tận gốc bức xúc, lo lắng… giống như kiểu ngắt bếp cho nước không sôi, chứ không chỉ giải toả căng thẳng bằng những phương pháp đơn giản như thể thao, hay đi du lịch. Tuyệt đối không được cố gắng kìm nén, chịu đựng đợi đến lúc giọt nước cuối cùng tràn ly.
Ứng dụng các phương pháp tại lớp để giải tỏa bệnh cho học viên. |
Tìm phương pháp giải tỏa ách tắc năng lượng cảm xúc
Để có thể thực sự chữa khỏi được bệnh tật, trước hết chúng ta cần phải nhận diện được rằng:
Trong môi trường cuộc sống hiện nay, chúng ta phải tiếp xúc với quá nhiều thông tin tiêu cực, hiệu ứng lan toả đã kích hoạt hiệu ứng tâm lý Spiegel Neuron (hiệu ứng bắt chước) trong mỗi chúng ta, làm cho chúng ta luôn bị bất ổn trong vô thức. Đồng thời trong cuộc sống ngày nay, chúng ta luôn phải chịu rất nhiều áp lực, áp lực từ những việc phải lo toan đáp ứng và giải quyết những vấn đề từ phía gia đình, áp lực từ việc học tập của con cái, áp lực trong công việc, tài chính. Rất nhiều nhu cầu đòi hỏi của bản thân chúng ta sẽ không được đáp ứng, cái “tôi” của mỗi người luôn bị kìm nén, phải chịu sự áp đặt đè nén bởi cái “tôi” của người khác.
Không chỉ có vậy, chúng ta còn bị quá nhiều áp lực bởi công việc tác động vào cơ thể vật lý, trong khi đó thời gian để cho cơ thể và bộ não nghỉ ngơi lại không được đảm bảo. Bởi vậy sự ách tắc năng lượng cảm xúc trong cơ thể của mỗi chúng ta luôn bị chèn ép và căng như một quả bóng, chỉ cần thêm một vài sự ức chế không kìm nén nổi và vào đúng thời điểm căng thẳng, thì quả bóng ấy có thể nổ tung mà chính bản thân chúng ta cũng không còn làm chủ được nữa.
Mỗi một người đã trưởng thành chúng ta, nếu muốn tránh được những áp lực từ phía bên ngoài, đồng thời có thể giải phóng được những sự ách tắc bên trong tâm lý và cơ thể, thì bắt buộc cần phải có những phương pháp thật cụ thể và hữu hiệu làm cho tâm lý và bộ não của mình có thể hoạt động trong môi trường căng thẳng, áp lực, nhưng lại không bị tác động từ những sự căng thẳng và áp lực ấy.
Hướng dẫn cách tự giải bệnh cho các học viên tại lớp "khơi nguồn sức sống". |
Chúng ta cần có những phương pháp thật cụ thể để ổn định nội tiết tố, ổn định hai bán cầu đại não, giải toả và ổn định tâm lý, giải toả stress và giải toả năng lượng cảm xúc ách tắc. Chúng ta tuyệt đối không được để cho tinh thần chìm trong trạng thái căng thẳng ức chế, bởi khi stress là toàn bộ hệ nội tiết lập tức sẽ bị rối loạn, mà tuyến nội tiết lại là tuyến tham gia vào tất cả mọi sự vận hành sống của cơ thể. Chúng ta bắt buộc phải có những giải pháp và phương pháp thật cụ thể để giải phóng năng lượng cảm xúc đang bị ách tắc trong bộ phận não Limbis-system.
Sự giải tỏa năng lượng cảm xúc ách tắc này không thể chỉ giải toả một cách chung chung bằng cách tập thể thao, nghe nhạc và mát-xa. Những phương pháp giải toả stress bằng cách nghe nhạc, thể thao hay mát-xa mặc dù rất hữu hiệu, nhưng qua nghiên cứu người ta đã biết các phương pháp ấy chỉ có thể giải phóng được nhiều nhất khoảng 40% năng lượng cảm xúc ách tắc, còn lại khoảng 60% sẽ liên tục tăng lên với cấp số nhân, làm cho tinh thần căng thẳng, cơ thể mỏi mệt, dẫn tới hiệu quả công việc bị trì trệ và phát sinh ra mọi bệnh tật trên cơ thể, kể cả căn bệnh tiểu đường và ung thư.
Sự ách tắc năng lượng cảm xúc trong não, gây ra sự ức chế trong vô thức, chèn ép, thúc đẩy và biến chúng ta thành những người có hành vi bạo lực xâm hại cơ thể và tinh thần người khác, mà bản thân chúng ta không thể ý thức và làm chủ được (chúng ta thường mặc nhiên chấp nhận rằng người đó tính tình nóng nảy).
ThS Nguyễn Mạnh Quân
(Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học Thôi miên Việt Nam)