Tại sao từ những căng thẳng (stress) từ những ức chế tâm lý, những sự không hài lòng… lại có thể gây ra hàng loạt những chứng bệnh thực thể trên cơ thể như: đau cổ vai gáy, thần kinh tọa, lệch đĩa đệm, thoái hóa đốt sống, đau và viêm xương khớp, đau dạ dày, đại tràng, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, yếu sinh lý, hiếm muộn, u bướu, ung thư và hàng loạt các căn bệnh miễn dịch khác?
Cơ chế vận hành của tuyến nội tiết
Để trả lời cho những câu hỏi này, trước hết chúng ta phải kể đến cơ chế vận hành của tuyến nội tiết. Nội tiết tố của chúng ta tham gia vào tất cả mọi cơ chế vận hành tự nhiên của cơ thể, không có bất cứ một sự vận hành tự nhiên nào mà không có sự tham gia của tuyến nội tiết. Chỉ cần chúng ta nhìn thấy một hình ảnh hay nghe thấy những âm thanh, những ngôn từ, hay khi chúng ta phải tiếp xúc với một môi trường làm cho chúng ta không hài lòng là ngay lập tức chúng ta đã bị stress, ngay lập tức nội tiết tố trong máu của chúng ta thay đổi.
Thầy Quân đang giảng về năng lượng cảm xúc với sức khỏe. |
Stress chỉ đơn giản là sự không hài lòng chứ không phải chỉ khi nóng giận, bực tức, sợ hãi mới được gọi là stress. Trong trạng thái tâm lý chung của con người ngày nay, tất cả mọi sự lo lắng, sợ hãi, những sự xúc xiểm, chì chiết, mắng nhiếc, nói xấu, đánh đập, xâm phạm cơ thể… làm cho người ta bị ngại ngùng, xấu hổ, tổn thương tinh thần. Hoặc những sự kìm nén, phải nhẫn nhịn để giữ gìn hình ảnh với bên ngoài, kiểu như “bởi vì mình là lãnh đạo… mình là thầy giáo… mình là con… mình là bố… mình là mẹ… mình là vợ… nên mình phải nhẫn nhịn…” (nỗi đau trong tinh thần), đều đã không còn phù hợp.
Tất cả những nỗi đau và những sự phải kìm nén này đều tạo ra những ách tắc năng lượng cảm xúc trong phần não giữa (não cảm xúc, Limbis-system). Bản chất năng lượng là luôn luôn tìm cách này hay cách khác để giải phóng, nên khi có sự ách tắc năng lượng cảm xúc trong bộ phận não giữa thì sẽ tác động dây chuyền gây ra sự rối loạn nội tiết tố, làm cho bộ não và hệ thần kinh phản ứng và hoạt động không bình thường, tạo thành nguyên nhân chính của những căn bệnh như: trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế, những căn bệnh sợ, mất ngủ, giảm trí nhớ, thiếu tập trung, đau mỏi vai gáy hay bị thoát vị đĩa đệm…
Thực hành phương pháp trong tư duy não bộ. |
Biết kìm nén và biết chịu đựng là một đức tính tốt, nhưng tại sao văn hoá kìm nén, chịu đựng, nhẫn nhịn… lại làm gia tăng trạng thái stress và gây ra sự ách tắc năng lượng cảm xúc trong phần não Limbis-system?
Vòng tuần hoàn chuyển hoá năng lượng cảm xúc ách tắc gây bệnh
Bản năng của con người ngày nay vẫn hoạt động và phản ứng giống hệt như thời nguyên thủy (bởi tất cả những phản ứng này đều do bộ phận não bò sát quản lý). Trong lúc bộ não bị ức chế, hệ thần kinh bị căng thẳng, bộ phận não bò sát sẽ kích hoạt vào hệ nội tiết, làm cho các tuyến nội tiết tố phóng thích những hoormone gây căng cứng cơ toàn bộ cơ thể, tuyến thượng thận lúc ấy sẽ điều tiết ra hoormon Adrelanin. Bản năng con người, kể từ thời nguyên thuỷ đến nay, luôn nhận diện và phản ứng lại tất cả các tác nhân gây khó chịu này, giống hệt như khi khi chúng ta đối diện với kẻ thù, bản năng sẽ phản ứng để giúp cho chúng ta có thể chạy trốn, đuổi theo hoặc chiến đấu chống lại. Trước đây, mỗi khi gặp kẻ thù, con người sẽ vận động cơ thể để chống lại, hoặc chạy trốn nếu cảm thấy nguy hiểm, trong quá trình vận động đó, cơ thể sẽ tự sản sinh và tự động tiêu huỷ năng lượng, trong quá trình tiêu huỷ năng lượng thì các hoormon căng thẳng cũng đồng thời được tiêu hủy một cách an toàn và đúng cách nhất...
Ức chế tâm lý là nguyên nhân dẫn tới bệnh tật cả thể chất và tinh thần. |
Ngày nay, sự căng thẳng phần lớn đều bị gây nên bởi những ức chế tâm lý, hoặc bởi những mong muốn, những nhu cầu đòi hỏi trong tâm lý mà không được đáp ứng. Do vậy, chúng ta không thể giải phóng nó bằng hành động chiến đấu, đánh lại hay chạy trốn được. Người ta bắt buộc phải kìm nén, phải chịu đựng, phải chấp nhận và kết quả là các hormon gây căng thẳng (stress hormon) được tuyết thượng thận tiết ra trong lúc chúng ta stress đã không được giải phóng và không được tiêu hủy đúng cách.
Trong thời gian dài, dưới sự áp lực liên tục trong công việc, trong cuộc sống sẽ tác động làm cho những hormon căng thẳng này (stress hormon) tồn dư càng ngày càng nhiều và vượt quá ngưỡng cho phép, vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể. Các hormon căng thẳng tồn dư này bao phủ não bộ và hệ thần kinh, bao phủ các tế bào, chúng ngăn cản sự dẫn truyền thần kinh giữa các tế bào với nhau, giữa tế bào thần kinh và tế bào não, làm suy giảm hormon truyền dẫn thông tin, khiến cho hoạt động của bộ não và hầu hết mọi hoạt động của các hệ thống chức năng trong cơ thể đều bị rối loạn, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Sự ách tắc của cảm xúc trong não cảm xúc
Mặt khác, sau khi những năng lượng cảm xúc bị ách tắc trong bộ phận não cảm xúc (Limbis system) không được chuyển hoá, không được giải phóng, thì những năng lượng cảm xúc đã bị ách tắc, tồn đọng này chỉ còn 1 đường duy nhất, đó là liên tục truyền tín hiệu bị rối loạn từ bộ phận não cảm xúc (Limbis-system) sang bộ phận Hypothala (được gọi là não của não, nằm sâu trong bộ phận não bò sát). Và sau đó các tín hiệu này lại được truyền ngược trở lại Limbissystem và cứ như thế, tạo thành vòng xoáy năng lượng không thoát ra được. Những cảm xúc, cảm giác, ấn tượng càng mạnh thì mức độ tác động của năng lượng ách tắc càng lớn.
Chuyên gia Nguyễn Mạnh Quân nói về chứng sợ hãi. |
Đồng thời với quá trình phát tín hiệu này, từ bộ phận não bò sát cũng sẽ phát các tín hiệu (đang bị nhiễu loạn) đến các cơ quan, bộ phận tương ứng trên cơ thể (tim, gan, thận, dạ dày, đại tràng, các cơ, xương, khớp, sinh dục…) khiến cho các cơ quan này vận hành rối loạn, không đồng bộ.
Vòng tuần hoàn chuyển hoá năng lượng cảm xúc ách tắc lặp đi lặp lại từ Limbis-system tới Hypothala, đã ức chế não bộ, làm rối loạn sự hoạt động của tuyến nội tiết, rối loạn chức năng chỉ huy và vận hành của não bộ đối với toàn bộ cơ thể. Đây chính là một trong những tác nhân chính gây nên mọi biểu hiện bệnh lý trên cơ thể…
Ví dụ, một biểu hiện cụ thể với các chứng đau cổ - vai - gáy - đau lưng - thần kinh tọa - lệch đĩa đệm là: Khi chúng ta bị căng thẳng, sự ách tắc năng lượng trong bộ phận não cảm xúc và bộ phận não bò sát sẽ kích thích làm cho tuyến nội tiết phóng thích quá mức nhóm hormon gây căng cứng cơ như Adrenaline. Dưới tác động của hormon này sẽ làm cho các cơ bắp bó chặt lại, hoặc co kéo không đều, làm cho thành mạch co lại, khiến cho sự lưu thông huyết mạch bị cản trở.
Bởi vậy, nhịp tim bắt buộc phải tăng để bơm đủ máu lên não, khiến cho huyết áp tăng. Các cơ bắp căng cứng không đều nhau, gân co lại làm cho các khớp xương bị chèn ép, tạo ra sự cọ sát quá mức. Sự co kéo không bình thường và quá mức của cơ bắp, tác động làm cho các khớp xương và đĩa đệm luôn có xu hướng bị đẩy dần ra khỏi vị trí, chèn ép vào các dây thần kinh, gây ra biểu hiện của các căn bệnh đau thần kinh, thoái hoá xương khớp và thoát vị đĩa đệm...
ThS Nguyễn Mạnh Quân (Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học Thôi miên Việt Nam)