Ô nhiễm không khí bên trong xe
Mở cửa xe trong lúc đang lưu thông trên đường đồng nghĩa với việc tài xế cũng như hành khách trên xe sẽ tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn trong không khí. Theo một thực nghiệm đo nồng độ các chất ô nhiễm không khí trong xe khi hệ thống HVAC (sưởi ấm, thông gió và điều hoà) đang bật, các hạt có hại giảm 80% khi cửa sổ đóng và quạt được bật.
Thông thường, bộ lọc không khí trong cabin sẽ lọc đáng kể các loại ô nhiễm từ không khí tuần hoàn. Tuy nhiên, chế độ tuần hoàn không phải lúc nào cũng được khuyến khích, đặc biệt là nơi có nhiệt độ bên ngoài xe cao hơn.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng lái xe trong giờ thấp điểm có thể giúp giảm mức độ phơi nhiễm ô nhiễm không khí xuống 91% vào buổi sáng và 40% vào buổi tối.
Lựa chọn tốt nhất là sử dụng xe có điều hoà không khí hoặc chuyển sang các dòng xe chạy điện mới, không thải khí trực tiếp ra môi trường.
Tác động xấu đến thính giác
Khi ngồi trong ô tô đang di chuyển, người lái và hành khách sẽ phải đối mặt với rất nhiều loại tiếng ồn. Từ tiếng động cơ, tiếng lốp xe ma sát với mặt đường đến tiếng gió rít hay âm thanh từ các phương tiện khác trên đường.
Chính vì vậy, bên cạnh tác dụng tạo thành lớp chắn bảo vệ người ngồi trên xe, cửa kính ô tô còn là bộ phận quan trọng, có tác dụng cách âm cho không gian bên trong xe. Đó cũng là lý do, hiện nay khả năng cách âm của xe cũng là yếu tố rất được người dùng và cả nhà sản xuất chú trọng.
Tuy nhiên, nếu hạ cửa kính liên tục trong quá trình di chuyển, khả năng cách âm cửa kính cửa xe sẽ bị loại bỏ. Người ngồi trên xe sẽ tiếp xúc trực tiếp với những âm thanh kể trên. Trong thời gian dài, những tạp âm ô nhiễm sẽ gây tác động không tốt đến thính giác, gây ù tai hoặc trường hợp nặng hơn có thể khiến tài xế và hành khách bị giảm, thậm chí mất thính lực.
Chính vì vậy, tốt nhất khi lái xe trên đường, bạn nên đóng hết các cửa kính, chỉ mở trong trường hợp cần thiết và hạn chế mở kính quá lâu.