Loạt nhà máy ô nhiễm không chịu rời nội đô

Tới khi hàng chục kg thủy ngân phát tán ra môi trường từ kho cháy Rạng Đông, người ta mới nhớ tới các quyết định di dời có từ 16 năm trước.

<div> <p style="text-align: justify;">Ng&agrave;y 22/4/2003, Thủ tướng ban h&agrave;nh Quyết định ph&ecirc; duyệt kế hoạch xử l&yacute; triệt để c&aacute;c cơ sở g&acirc;y &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường nghi&ecirc;m trọng. Chưa đầy hai th&aacute;ng sau, UBND TP H&agrave; Nội lập tức ra quyết định chuyển c&aacute;c cơ sở sản xuất kh&ocirc;ng ph&ugrave; hợp quy hoạch, nguy cơ &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường khỏi nội đ&ocirc;.</p> <p style="text-align: justify;">Nhưng đến&nbsp;16 năm sau, cụm nh&agrave; m&aacute;y sản xuất cao su, thuốc l&aacute;, b&oacute;ng đ&egrave;n, gi&agrave;y... vẫn chưa thể di dời khỏi quận Thanh Xu&acirc;n. C&aacute;c nh&agrave; m&aacute;y n&agrave;y kh&ocirc;ng được ch&uacute; &yacute; nhiều cho tới khi xảy ra vụ ch&aacute;u kho nh&agrave; m&aacute;y Rạng Đ&ocirc;ng (phường Hạ Đ&igrave;nh) v&agrave; c&aacute;c nh&agrave; khoa học ước t&iacute;nh, c&oacute; khoảng 27 kg thủy ng&acirc;n đ&atilde; ph&aacute;t t&aacute;n ra m&ocirc;i trường.</p> <p style="text-align: justify;">C&aacute;ch Rạng Đ&ocirc;ng v&agrave;i ph&uacute;t đi bộ, khu vực Thượng Đ&igrave;nh (Nguyễn Tr&atilde;i, Thanh Xu&acirc;n) l&agrave; điểm nhức nhối nhất với cụm c&aacute;c nh&agrave; m&aacute;y g&acirc;y &ocirc; nhiễm. C&ocirc;ng ty cổ phần Cao su Sao V&agrave;ng, C&ocirc;ng ty Thuốc l&aacute; Thăng Long... đều đang c&oacute; nh&agrave; m&aacute;y tại đ&acirc;y v&agrave; được quận Thanh Xu&acirc;n cũng như Sở T&agrave;i nguy&ecirc;n &amp; M&ocirc;i trường &quot;liệt&quot; v&agrave;o v&agrave;o danh s&aacute;ch những cơ sở g&acirc;y &ocirc; nhiễm nhất, ảnh hưởng đến cuộc sống của cư d&acirc;n khu vực xung quanh.&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Khu vực đường Nguyễn Trãi  - nơi có rất nhiều nhà máy " src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/06/xa-phong-3-1567672871-2075-1567680106.png" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Khu vực đường Nguyễn Tr&atilde;i một số nh&agrave; m&aacute;y vẫn đang hoạt động d&ugrave; lu&ocirc;n c&oacute; t&ecirc;n trong danh s&aacute;ch c&aacute;c cơ sở &ocirc; nhiễm. Ảnh: <em>Ngọc Th&agrave;nh</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Đ&atilde; nhiều năm nay nội dung di dời được đưa v&agrave;o kế hoạch kinh doanh của ch&iacute;nh c&aacute;c c&ocirc;ng ty nhưng việc tiến h&agrave;nh vẫn dậm ch&acirc;n tại chỗ. C&ocirc;ng ty Thuốc l&aacute; Thăng Long (tr&ecirc;n diện t&iacute;ch hơn 6,4 ha) đ&atilde; được duyệt chủ trương di dời 9 năm trước. Theo quyết định được duyệt, c&ocirc;ng ty c&oacute; thể sử dụng số tiền thu được từ chuyển mục đ&iacute;ch sử dụng đất để dời nh&agrave; m&aacute;y ra Khu c&ocirc;ng nghiệp Quốc Oai v&agrave; hỗ trợ nghỉ việc cho người lao động. Tuy nhi&ecirc;n, đến nay, theo l&yacute; giải của doanh nghiệp,&nbsp;c&ocirc;ng t&aacute;c chuyển đổi mục đ&iacute;ch sử dụng vẫn chưa ho&agrave;n tất n&ecirc;n chương tr&igrave;nh di dời nh&agrave; m&aacute;y chưa c&oacute; ng&acirc;n s&aacute;ch.</p> <p style="text-align: justify;">Gần đ&oacute;, nh&agrave; m&aacute;y của C&ocirc;ng ty cổ phần Cao su Sao V&agrave;ng vẫn đang hoạt động d&ugrave; kế hoạch chuyển về H&agrave; Nam được ph&ecirc; duyệt từ chục năm trước. C&acirc;u chuyện di dời năm n&agrave;o cũng được doanh nghiệp b&agrave;n đến trong mỗi kỳ Đại hội cổ đ&ocirc;ng. Nh&agrave; đầu tư g&oacute;p vốn 143 tỷ đồng để hợp t&aacute;c ph&aacute;t triển dự &aacute;n n&agrave;y từ năm 2016 cũng nhiều lần đề nghị C&ocirc;ng ty Cao su Sao V&agrave;ng di dời song tất cả đến nay vẫn nằm trong kế hoạch.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Theo l&atilde;nh đạo C&ocirc;ng ty Cao Su Sao V&agrave;ng, cổ đ&ocirc;ng chi phối của cao su sao v&agrave;ng l&agrave; Tập đo&agrave;n H&oacute;a chất Việt Nam đ&atilde; đồng thuận nhưng việc quyết định phương &aacute;n lại thuộc thẩm quyền của Bộ C&ocirc;ng Thương. Hiện cơ quan n&agrave;y chưa c&oacute; &yacute; kiến n&ecirc;n việc di dời chưa thể triển khai.&nbsp;&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Khu vực Thượng Đình - nơi có rất nhiều nhà máy nằm trong kế hoạch di dời suốt nhiều năm nay nhưng vẫn dậm chân tại chỗ." src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/06/xa-phong-2-1567673098-7296-1567680106.png" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Khu vực Thượng Đ&igrave;nh - nơi c&oacute; rất nhiều nh&agrave; m&aacute;y nằm trong kế hoạch di dời suốt nhiều năm nay nhưng vẫn &quot;dậm ch&acirc;n tại chỗ&quot;. Ảnh: <em>Ngọc Th&agrave;nh</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Tương tự với Gi&agrave;y Thượng Đ&igrave;nh, chủ trương di dời nh&agrave; m&aacute;y được H&agrave; Nội ph&ecirc; duyệt từ cuối năm 2010. Nhưng m&atilde;i đến cuối th&aacute;ng 7 vừa qua, việc dừng sản xuất tại đ&acirc;y mới được th&ocirc;ng qua sau khi doanh nghiệp phải chủ động&nbsp;xin UBND TP H&agrave; Nội chấp thuận kế hoạch di dời &quot;c&agrave;ng sớm c&agrave;ng tốt&quot; do việc sản xuất rất bất lợi, chi ph&iacute; qu&aacute; cao, đặc biệt l&agrave; chi ph&iacute; thu&ecirc; đất.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;"><span>Cũng nằm giữa khu đ&ocirc;ng d&acirc;n cư, nh&agrave; m&aacute;y của&nbsp;</span><span>C&ocirc;ng ty cổ phần X&acirc;y lắp v&agrave; Cơ kh&iacute; Cầu Đường (Trần Qu&yacute; C&aacute;p, quận Đống Đa), nh&agrave; m&aacute;y Dệt kim Đ&ocirc;ng Xu&acirc;n (Minh Khai, quận Hai B&agrave; Trưng)... đều</span><span>&nbsp;l&agrave; những cơ sở phải di dời nhưng chưa thực hiện. Người d&acirc;n khu vực xung quanh cũng nhiều lần phản &aacute;nh về t&igrave;nh trạng g&acirc;y &ocirc; nhiễm do xả kh&oacute;i, bụi, tiếng ồn của những nh&agrave; m&aacute;y c&oacute; tuổi đời h&agrave;ng chục năm n&agrave;y.&nbsp;</span></p> <p style="text-align: justify;">Kh&ocirc;ng thuộc quận trung t&acirc;m, song nh&agrave; m&aacute;y của C&ocirc;ng ty Cao su H&agrave; Nội tại Cầu Diễn, quận Nam Từ Li&ecirc;m cũng nằm gần khu d&acirc;n cư v&agrave; đặc biệt l&agrave; một số trường học, cần phải di dời. Vẫn sản xuất, kinh doanh một số&nbsp;nguy&ecirc;n phụ liệu ng&agrave;nh gi&agrave;y d&eacute;p, đế cao su..., song&nbsp;để giảm ảnh hưởng xấu đến c&aacute;c khu d&acirc;n cư, trường học xung quanh, nh&agrave; m&aacute;y phải xả kh&oacute;i theo giờ cố định trong ng&agrave;y.&nbsp;C&oacute; kế hoạch từ nhiều năm trước song c&ocirc;ng ty cho biết phải đến&nbsp;cuối năm 2019 việc di dời mới ho&agrave;n th&agrave;nh.&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">Một loạt những nh&agrave; m&aacute;y kh&aacute;c như X&agrave; ph&ograve;ng H&agrave; Nội (Nguyễn Tr&atilde;i), Nh&agrave; m&aacute;y Bia H&agrave; Nội (Ho&agrave;ng Hoa Th&aacute;m), Nh&agrave; m&aacute;y Rượu (L&ograve; Đ&uacute;c)... gần đ&acirc;y cũng đ&atilde; ho&agrave;n tất việc di dời, tuy nhi&ecirc;n cũng phải loay hoay suốt 7-8 năm.&nbsp;</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Nhà máy của Công ty cổ phần Cao su Hà Nội tại Cầu Diễn nằm giữa khu dân cư và rất nhiều trường học xung quanh. Ảnh: Ngọc Thành" src="https://khds.1cdn.vn/2019/09/06/cao-su-1-1567672932-2421-1567680106.png" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Nh&agrave; m&aacute;y của C&ocirc;ng ty cổ phần Cao su H&agrave; Nội tại Cầu Diễn nằm giữa khu d&acirc;n cư v&agrave; rất nhiều trường học xung quanh. Ảnh: <em>Ngọc Th&agrave;nh</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Quyết định về việc di chuyển c&aacute;c cơ sở sản xuất kh&ocirc;ng c&ograve;n ph&ugrave; hợp quy hoạch hoặc g&acirc;y &ocirc; nhiễm m&ocirc;i trường ra khỏi khu vực c&aacute;c quận nội th&agrave;nh được UBND TP H&agrave; Nội ban h&agrave;nh từ giữa năm 2003.&nbsp;Sau đ&oacute;, Thủ tướng cũng c&oacute; quyết định về c&aacute;c biện ph&aacute;p, lộ tr&igrave;nh di dời, việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời sản xuất c&ocirc;ng nghiệp.</p> <p style="text-align: justify;">Năm 2016, tại b&aacute;o c&aacute;o về t&aacute;c động của Luật Thủ đ&ocirc;, TP H&agrave; Nội đ&atilde; x&aacute;c định lộ tr&igrave;nh đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở g&acirc;y &ocirc; nhiễm tr&ecirc;n địa b&agrave;n 12 quận ra khỏi nội th&agrave;nh. Trong số n&agrave;y, nhiều nhất l&agrave; quận Đống Đa, H&agrave; Đ&ocirc;ng, Thanh Xu&acirc;n... Tuy nhi&ecirc;n,&nbsp;sau 2 năm, tại hội nghị giao ban trực tuyến th&aacute;ng 9/2018, số liệu b&aacute;o c&aacute;o H&agrave; Nội đưa ra mới chỉ giảm được 4 cơ sở v&agrave; vẫn c&ograve;n tới 113 nh&agrave; m&aacute;y.</p> <p style="text-align: justify;">Trả lời <em>VnExpress</em>, &ocirc;ng Vũ Xu&acirc;n T&ugrave;ng, Chi cục trưởng Cục Quản l&yacute; đất đai, Sở T&agrave;i nguy&ecirc;n M&ocirc;i trường&nbsp;cho biết, do danh mục nh&agrave; đất phải di dời kh&ocirc;ng được đưa v&agrave;o kỳ họp HĐND vừa qua n&ecirc;n cơ quan n&agrave;y chưa c&oacute; cơ sở để triển khai. &Ocirc;ng T&ugrave;ng cũng&nbsp;từ chối cung cấp danh s&aacute;ch cập nhật những cơ sở chưa ho&agrave;n tất việc di dời.</p> <p style="text-align: justify;">Tại kỳ họp thứ 9 của HĐND TP H&agrave; Nội, một nghị quyết về di dời c&aacute;c cơ sở n&agrave;y đ&aacute;ng lẽ được đưa v&agrave;o nội dung chương tr&igrave;nh nhưng sau đ&oacute; lại được r&uacute;t ra v&agrave;&nbsp;kh&ocirc;ng tr&igrave;nh. L&yacute; do l&agrave; để đảm bảo chặt chẽ, UBND TP muốn &quot;tiếp tục r&agrave; so&aacute;t, ho&agrave;n thiện&quot; danh s&aacute;ch để tr&igrave;nh nội dung n&agrave;y v&agrave;o kỳ họp cuối năm nay.</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p> </div> <p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>

Theo vnexpress.net
Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Ngày 24/4, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề “Hiến giọt máu đào -Trao đời sự sống”.
back to top