Trong số những đơn vị bị siết nợ, nổi lên có hai doanh nghiệp lớn đến từ Quảng Ninh. Đầu tiên phải phải kể đến là Công ty TNHH Quan Minh (Công ty Quan Minh).
Do không có khả năng trả nợ nên đã bị Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội bán tài sản đảm bảo.
Được biết, công ty này là chủ đầu tư Dự án Khu dân cư đô thị Ocean Park tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Dự án được phê duyệt từ năm 2011 nhưng hiện bị chậm tiến độ.
Thứ hai là Tập đoàn Xuân Lãm. Tập đoàn này đang bị VietinBank rao bán tài sản đảm bảo cho khoản nợ hơn 60 tỷ đồng, giá khởi điểm gần 48 tỷ đồng. Xuân Lãm còn vay vốn tại Agribank và cũng bị ngân hàng chào bán tài sản đảm bảo cho khoản nợ hơn 312 tỷ đồng.
Ngoài ra, các ngân hàng khác cũng đang rao bán rất nhiều dự án bất động sản khác để thu hồi nợ.
Ví như Sacombank đang cần thu hồi khoản nợ 596 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát, được thế chấp bằng 40 triệu cổ phiếu Công ty CP Bất động sản Đô Thành (DTR). Hay như khoản nợ 1.143 tỷ đồng của Công ty TNHH Bất động sản Phước Trí, với tài sản đảm bảo là dự án 7.016m2 tại số 201-203 Lý Thường Kiệt, TP. HCM.
Sacombank còn có khoản nợ 1.217 tỷ đồng của Công ty CP Tư vấn Đầu tư Bất động sản Minh Dương với tài sản đảm bảo là dự án chung cư 3.103m2 tại 212B/C79 Nguyễn Trãi (quận 1, TP.HCM),…
SÂu nhiều lần rao bán nhiều lần nhưng chưa thành công, BIDV cũng đang tìm cách khoản nợ giá trị gần 500 tỷ đồng của Công ty TNHH XD và KD Nhà Bách Giang.
Điều đáng nói, tài sản đảm bảo khoản nợ gồm có quyền sử dụng đất và tài sản trên đất thuộc Dự án KDC khu phố 4, Phường Phước Long A, Quận 9 (nay là TP Thủ Đức). Đây là dự án địa ốc có vị trí ở thành phố Thủ Đức, nhưng BIDV vẫn không thể phát mãi thành công.
Và tất nhiên, không chỉ có BIDV, Sacombank, Agribank, MB,… đang gặp phải những khoản nợ xấu khó thu hồi, mà hầu hết các ngân hàng hiện nay gặp phải tình trạng này.
Việc nhiều tài sản rao bán không thành công là do các dự án hoặc công ty được vay nợ ở nhiều ngân hàng, khiến cho việc giải quyết thủ tục, giấy tờ càng rắc rối,…