Loại lá được ví như "thuốc giảm đau" giúp lưu thông khí huyết

Lá trầu ngoài công dụng dùng để ăn kèm với vôi, cau còn được sử dụng như một phương thuốc dân gian có công dụng tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe điều trị nhiều chứng bệnh viêm nhiễm, bệnh về da… rất hữu ích.

Lá trầu có đặc tính chống tiểu đường, tim mạch, chống viêm, chống loét và chống nhiễm trùng. Cứ 100 gam lá trầu chứa 1,3 microgam iốt, 4,6 microgam kali, 1,9 mol hoặc 2,9 mcg vitamin A, 13 microgam vitamin B1 và ​​0,63 đến 0,89 microgam axit nicotinic.

Loại lá dân dã được ví như "thuốc giảm đau" giúp lưu thông khí huyết

Loại lá dân dã được ví như "thuốc giảm đau" giúp lưu thông khí huyết

Dưới đây là những tác dụng lá trầu không đối với sức khỏe không nên bỏ qua:

Lá trầu không giúp điều trị các vấn đề về da

Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn nên nó có thể giúp giải quyết các vấn đề về mụn trứng cá để có một làn da sạch sẽ, mịn màng.

Ngoài ra, nó còn giúp chữa và ngăn ngừa dị ứng da, mẩn ngứa do khô da. Thậm chí, ngay cả những đốm đen và cháy nắng cũng có thể được điều trị bằng lá trầu không.

Chữa ho, viêm phế quản

Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chúng trở thành một loại thuốc trị ho, viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắc nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

Khử trùng

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm có thể giết chết nhiều loại vi trùng, mầm bệnh gây hại cho cơ thể. Lượng poly-phenol dồi dào này còn có tác dụng giảm đau khi cơ thể đang bị viêm, sưng tấy.

Làm thuốc giảm đau hiệu quả

Lá trầu không còn có tác dụng làm giảm đau hiệu nghiệm, làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón, ta nên dùng loại lá này để chữa trị, sẽ cực kỳ hiệu quả.

Nếu cần chữa ngay tức thì, bạn chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị thương. Ngoài ra, có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bã để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.

Lưu thông khí huyết

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm gắt, tính ấm. Nó có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, thường dùng để tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng.

Người ta có thể dùng lá trầu để trị đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, sôi bụng, có người dùng để đánh gió trị cảm.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

Giảm lượng Cholesterol xấu trong máu

Trong lá trầu không có chất eugenol tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu giúp ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.

Hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ sử dụng nguyên liệu chiết xuất từ lá trầu không. Bởi tinh chất và đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn sẽ hỗ trợ điều trị rất tốt một số bệnh lý phụ khoa như ngứa, viêm nhiễm, nhiễm nấm.

Theo Đời sống
back to top