Loại lá có vị cay nồng ví như 'kháng sinh tự nhiên' ngăn ngừa ung thư

Trầu không là loại lá quen thuộc của người Việt Nam, không chỉ để ăn, trầu không còn là vị thuốc tốt cho sức khỏe.
Loại lá có vị cay nồng ví như 'kháng sinh tự nhiên' ngăn ngừa ung thư. Ảnh minh họa

Loại lá có vị cay nồng ví như 'kháng sinh tự nhiên' ngăn ngừa ung thư. Ảnh minh họa

Điều trị các vấn đề về da

Lá của cây trầu không nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn cực kỳ mạnh mẽ, do chứa nhiều hoạt chất kháng sinh có khả năng ức chế vi khuẩn. Đặc biệt, khi da gặp vấn đề về nấm, lá trầu không được xem là một phương pháp điều trị hiệu quả.

Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy rằng 100g lá trầu không chứa đến 2,4% tinh dầu. Do có tính chất kháng sinh và kháng khuẩn xuất sắc, loại lá này có thể giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli,....

Chữa táo bón

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón sẽ được xoa dịu.

Cách chữa táo bón bằng lá trầu không khá đơn giản: Hãy nhai nát vài lá trầu rồi nuốt lấy nước và nhả bã khi bụng đang đói hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội và để qua đêm. Uống nước này vào ngày hôm sau khi bụng đói.

Giảm lượng Cholesterol xấu trong máu

Trong lá trầu không có chất eugenol tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu giúp ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.

Trị nấm

Tình trạng nhiễm nấm thường xảy ra ở những vùng da thường xuyên bị ẩm ướt trên cơ thể. Lá trầu không là một trong những biện pháp trị nấm đơn giản, hiệu quả và rẻ tiền mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Chỉ cần giã nát lá trầu không và chà xát lên những vùng da đang bị nấm thường xuyên, bạn sẽ không còn phải lo ngại về các loại bệnh về da do nấm gây ra.

Lưu thông khí huyết

Lá của cây trầu không mang đặc tính cay nồng, có mùi thơm gắt, tính ấm nên có thể giúp khí huyết lưu thông và thường được sử dụng để giải đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm và có tác dụng sát trùng.

Lá trầu không cũng được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng như đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, sôi bụng. Một số người còn sử dụng nó để đánh gió và điều trị cảm.

Ngăn ngừa ung thư

Lá của cây trầu không không chứa nhiều chất có tính chất chống oxy hóa, có tác dụng phòng ngừa ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch. Đặc biệt, các thành phần này có khả năng chống đột biến, ngăn chặn tăng sinh cũng như chống lại vi khuẩn. Lá trầu không cũng có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan của chúng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Chữa ho, viêm phế quản

Tác dụng làm giảm viêm nhiễm của lá trầu không giúp chúng trở thành một loại thuốc trị ho, viêm phế quản rất tốt. Chúng làm giảm viêm cho cuống phổi và phổi, tan đờm. Nhờ đó, tình trạng tắc nghẽn ở phổi được cải thiện, giúp phổi hoạt động tốt hơn.

Điều trị đái tháo đường

Mức ô-xy hóa cao khi căng thẳng khiến lượng đường huyết tăng vọt ở người bệnh tiểu đường, sử dụng lá trầu không có tác dụng chống lại các ô-xy hóa này và giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác dụng tích cực khi sử dụng lá trầu không điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Nhai lá trầu không có thể đánh bay mùi hôi miệng. Chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng. Tuy nhiên, bạn đừng quên đánh răng sau khi nhai lá trầu không. Ngoài ra, cũng có thể đun sôi lá trong nước rồi lọc lấy nước súc miệng hàng ngày để giữ vệ sinh cho răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top