Loài chó hoang châu Á nặng 20kg, dám tấn công cả gấu đen
Thiên Trang (TH)
Chó hoang châu Á là một loài thú ăn thịt có trọng lượng khoảng 20 kg. Với hàm răng sắc, chó hoang châu Á từng giết chết cả báo hoa mai, hổ, thậm chí còn tấn công cả gấu đen.
chia sẻ
Chó hoang châu Á, còn được biết đến với tên gọi Dhole, là một loài thú ăn thịt có trọng lượng khoảng 20 kg, phân bố rộng từ Ấn Độ đến Trung Quốc, Việt Nam.
Chúng có lớp lông màu hung pha vàng, phần đuôi tối màu, sống chủ yếu trong môi trường rừng cây lá sớm rụng khô, rừng nhiệt đới, cũng như rừng rậm núi cao.
Tại Việt Nam, chó hoang châu Á là loài quý hiếm được liệt kê trong Sách Đỏ và cấm săn bắt. Phân bố của chúng chủ yếu là ở các tỉnh miền núi và rừng rậm.
Mặc dù kích thước nhỏ hơn nhiều so với các con mồi như hổ và gấu, chó hoang châu Á vẫn có khả năng hạ gục chúng.
Chúng sống theo bầy đàn và có phương pháp săn mồi tàn độc, đe dọa nhiều loài động vật khác. Trong một số trường hợp, chó hoang châu Á đã giết chết cả hổ.
Tình trạng suy giảm số lượng của chó hoang châu Á đang là mối lo ngại lớn. Hiện chỉ còn khoảng ít hơn 2.000 con trưởng thành trên toàn thế giới, và loài này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng.
Các ngành chức năng đang nỗ lực bảo tồn môi trường sống của loài chó hoang châu Á. Việc này cần sự chung tay từ cộng đồng để giữ cho loài chó trong Sách Đỏ này được duy trì và phát triển trong tương lai.
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài động vật xấu xí nhất thế giới khiến nhiều người ám ảnh.
Các ứng dụng AI vẫn bị lo ngại có làm lung lay cơ hội làm việc tương lai của các tân sinh viên hiện nay hay không. Theo trang web tài chính "Money Talks News", có 11 ngành nghề AI khó lòng thay thế.
Theo truyền thống của Vatican, Giáo hoàng sau khi qua đời sẽ được đặt trong 3 chiếc quan tài lồng vào nhau. Thi hài đặt trong 3 cỗ quan tài sẽ góp phần giúp bảo quản thi hài Giáo hoàng nguyên vẹn theo thời gian.
Mặc dù đã phát hiện dấu vết sinh học tiềm năng về sự sống ngoài hành tinh nhưng các chuyên gia cảnh báo con người có thể gặp nguy hiểm nếu liên lạc với sinh vật ngoài Trái đất.
Các nhà khoa học mới đây thông báo đã tìm thấy thêm bằng chứng về khả năng tồn tại của khí sinh học trên ngoại hành tinh K2-18b. Điều này khiến họ tin rằng nó có thể hỗ trợ sự sống ngoài hành tinh.
Không chỉ là nguồn cung cấp nước cho người dân trong hàng trăm năm, những giếng cổ này còn gắn với nhiều câu chuyện lịch sử và phong tục, tập quán đặc sắc.
Được phát hiện lần đầu vào năm 1992 tại vùng núi Trường Sơn, sao la (Pseudoryx nghetinhensis) – hay còn gọi là "kỳ lân châu Á" – là một trong những loài động vật quý hiếm và bí ẩn bậc nhất trên thế giới.