Loài cá có thuật ẩn thân tài tình, đến chết vẫn ngụy trang

Nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina (UNCW) và Trung tâm Khoa học Hàng hải đã tiến xa trong việc hiểu về khả năng ngụy trang của cá mõm lợn (Lachnolaimus maximus).
Bo tay loai ca co thuat an than tai tinh, den chet van nguy trang
Cá mõm lợn là một loài sống ở rạn san hô ở vùng Đại Tây Dương. Loài cá này có khả năng thay đổi màu da dựa trên môi trường chúng bơi và thậm chí có thể tiếp tục ngụy trang ngay cả sau khi chết.
Bo tay loai ca co thuat an than tai tinh, den chet van nguy trang-Hinh-2
Các tế bào sắc tố trên da của cá mõm lợn chứa các sắc tố, tinh thể hoặc tấm phản chiếu nhỏ, giúp chúng thay đổi màu nhanh chóng trong vài phút hoặc ít hơn.
Bo tay loai ca co thuat an than tai tinh, den chet van nguy trang-Hinh-3
Cá mõm lợn sử dụng khả năng này để ngụy trang và trốn thoát khỏi kẻ săn mồi hoặc để giao tiếp với đồng loại. Điều thú vị là loài cá này tiếp tục ngụy trang bằng cách thay đổi màu da ngay cả sau khi chết.
Bo tay loai ca co thuat an than tai tinh, den chet van nguy trang-Hinh-4
Nghiên cứu sử dụng kính hiển vi để xem xét cơ cấu da của cá mõm lợn và phát hiện rằng các cơ quan thụ cảm ánh sáng, được gọi là SWS1, nằm dưới tế bào sắc tố có thể tham gia vào quá trình thay đổi màu sắc.
Bo tay loai ca co thuat an than tai tinh, den chet van nguy trang-Hinh-5
Những cơ quan này phản ứng với ánh sáng qua các màu sắc được biểu hiện bởi tế bào sắc tố, đặc biệt là bước sóng ánh sáng trong môi trường sống của chúng.
Bo tay loai ca co thuat an than tai tinh, den chet van nguy trang-Hinh-6
Điều này cho phép cá mõm lợn cảm nhận thông tin về thay đổi màu sắc trên da của chúng và áp dụng trong việc ngụy trang.
Bo tay loai ca co thuat an than tai tinh, den chet van nguy trang-Hinh-7
Tính năng này mang ý nghĩa quan trọng cho việc nghiên cứu hành vi và tiến hóa của loài cá này và cách mà các sinh vật có thể thích nghi với môi trường xung quanh thông qua khả năng thay đổi màu sắc của cơ thể.
Bo tay loai ca co thuat an than tai tinh, den chet van nguy trang-Hinh-8
Nghiên cứu này cũng có tiềm năng áp dụng trong các ứng dụng thực tế cho con người.

Mời quý độc giả xem thêm video: Kinh ngạc về sự trùng khớp giữa gen người và động vật.

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top