Liệt mắt ở bệnh nhân tiểu đường

(khoahocdoisong.vn) - Liệt mắt là bệnh đơn dây thần kinh của dây thần kinh sọ số III, IV hoặc VI là một biến chứng thường gặp chiếm tỷ lệ 0,4 - 0,97% số người mắc bệnh đái tháo đường.

Trong các bệnh đơn dây thần kinh, dây số III thường gặp nhất, tiếp theo là dây số IV ít gặp hơn là dây số VI và dây số VII. Các dây này có thể tổn thương đơn độc hoặc kết hợp với một hoặc kết hợp với một hoặc nhiều dây khác. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là người bệnh thường than phiền nhìn đôi, có thể có đau đầu hoặc đau mắt cùng bên. Các triệu chứng đau đầu hoặc đau mắt có thể xuất hiện trước khi có triệu chứng nhìn đôi. Sự kết hợp liệt dây III, dây số VI và dây số VII ít gặp trong bệnh thần kinh ĐTĐ.

Triệu chứng biểu hiện thường là nhìn đôi rõ rệt, đôi khi có kèm theo đau ở mắt. Bệnh cần chẩn đoán phân biệt rõ với khối u hoặc phình mạch não.

Liệt dây số III thường dẫn đến sụp mí mắt bên tổn thương, mắt nhìn xuống dưới và ra ngoài; đau trên ổ mắt có thể có trước hoặc kết hợp với liệt. Trong liệt dây số III, đồng tử nói chung không bị ảnh hưởng nhưng đồng tử có thể bị ảnh hưởng bởi chính bệnh ĐTĐ hoặc quang đông laser rải rác (toàn bộ võng mạc). Trong một nghiên cứu tiến cứu trong 26 người bệnh có liệt dây số III liên quan ĐTĐ, liệt mắt trong xảy ra ở 38% trường hợp, tuy đồng tử không đến mức 1mm hoặc ít hơn, nhưng không có trường hợp nào đồng tử giãn hoàn toàn và không phản ứng.

Điểm đặc biệt lâm sàng quan trọng trong liệt dây số III căn nguyên ĐTĐ là các sợi thần kinh cho đồng tử thường không bị ảnh hưởng, điều này giúp phân biệt liệt dây số III này với liệt dây số III do phình mạch hoặc u nội sọ. Liệt nhãn cầu ở bệnh nhân ĐTĐ cần được khám thần kinh và nội khoa kỹ lưỡng, vì có tới 42% liệt này ở những người bệnh ĐTĐ không phải do ĐTĐ gây ra. Các chẩn đoán nguyên nhân khác cũng rất phong phú, bao gồm nhược cơ, bệnh basedow, zona, bệnh mất bao myelin, viêm cơ nhãn cầu không rõ nguyên nhân và các bệnh viêm nhãn cầu khác, u tiết prolactin và hạ glucose máu.

Người bệnh có liệt dây số VI thường có mắt bị tổn thương nhìn vào trong về hướng mũi. Sự chuyển động của mắt ra phía ngoài qua đường giữa bị hạn chế hoặc mất hắn. Dây số VI có đường đi nội sọ dài, có nhiều nguyên nhân có thể gây liệt dây số VI, cần phải khám và đánh giá cẩn thận, đặc biệt nếu có dấu hiệu tổn thương cả hai bên. Yếu dây số IV gây ra sự kết hợp nhìn đôi dọc và ngoài và bệnh nhân có thể có nghiêng đầu hoặc than phiền về hình ảnh nghiêng.

Hồi phục hoàn toàn chức năng các dây thần kinh thường diễn ra sau 1 – 9 tháng. Tái phát có thể xảy ra nhưng không thấy sự tái sinh bất thường nào của dây thần kinh. Trong một nghiên cứu bệnh chứng hồi cứu trên 100 người có liệt dây thần kinh sọ não do thiếu máu có liên quan đến ĐTĐ.

Điều trị liệt mắt là điều trị triệu chứng để giảm nhẹ nhìn đôi và bao gồm bịt một mắt tạm thời, dùng với giảm đau nhẹ nếu cần. Đau nặng không phải là đặc trưng của bệnh và nếu người bệnh đau tới mức buộc phải dùng giảm đau mạnh thì phải đặt ra nghi ngờ đến nguyên nhân gây bệnh khác, như phình mạch nội sọ. Liệt dây thần kinh do ĐTĐ thường khỏi hoàn toàn xảy ra sau ít tuần, thậm chí đến 6 – 9 tháng. Liệt dây thần kinh mà không bắt đầu thoái triển sau khoảng 6 tuần thì không phải căn nguyên do ĐTĐ.

PGS.TS Tạ Văn Bình (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top