Kỹ năng đi xe tay ga đường đèo dốc bạn cần phải biết

Đổ đèo vẫn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nên người điều khiển xe tay ga cần nắm rõ những điều dưới đây để có một chuyến đi an toàn.

Phải đảm bảo xe tay ga đủ điều kiện di chuyển

Trước hết, để đảm bảo chiếc xe của mình vận hành ổn định và an toàn, người sử dụng cần kiểm tra và bảo dưỡng xe định kỳ nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những vấn đề hư hỏng hoặc những bộ phận sắp đến thời hạn cần thay mới.

Những chi tiết cần quan tâm nhiều nhất bao gồm bánh xe, hệ thống đèn, tay ga, mức dầu động cơ, mức dung dịch làm mát, hệ thống tắt máy bằng chân chống nghiêng. Cùng với đó, cần phải phòng tránh các vật liệu dễ cháy mắc vào bên trong xe, khu vực cổ ống xả phanh xe, không để các vật dễ phát nổ trong cốp xe để phòng tránh nguy cơ hỏa hoạn.

Ảnh minh họa. - Ảnh: internet.

Ảnh minh họa. - Ảnh: internet.

Không rà, giữ phanh tay trong thời gian dài

Đa phần người lái xe tay ga khi đổ đèo, dốc đều giảm tốc độ bằng cách rà cả phanh trước và sau của xe khi xuống dốc. Điều này làm cho hệ thống phanh nóng dần lên và đến một nhiệt độ nào đó, hệ thống phanh sẽ hoàn toàn mất tác dụng (hiện tượng mất phanh tạm thời).

Do đó nếu gặp tình huống mất phanh do rà phanh lâu, bạn nên tấp xe vào lề và cho hệ thống phanh “nghỉ ngơi”. Khi nhiệt độ hạ xuống, phanh sẽ hoạt động trở lại. Cần chú ý dù cho phanh hoạt động trở lại, việc rà phanh trong thời gian dài là nguyên nhân làm hại piston, gây hao mòn đĩa phanh và má phanh. Do đó thay vì sử dụng phanh tay, bạn nên sử dụng cơ chế phanh động cơ trên xe tay ga.

Tuyệt đối không tắt động cơ rồi thả dốc

Khi chạy đường đèo, kỹ năng đầu tiên bạn cần nằm lòng đó là luôn giữ một khoảng tốc độ ổn định, thường là 20-30 km/h. Thực tế khi chạy xe đường đèo dốc, nhiều người có thói quen tắt động cơ để xe trôi tự do xuống dốc rồi rà phanh nhằm tiết kiệm xăng. Cần chú ý đây là điều tối kỵ khi đi đèo vì sẽ làm hại cho xe đồng thời gây nguy hiểm đến người điều khiển.

Ngoài ra khi thả trôi xe trên đường dốc thì lực quán tính của xe sẽ ngày càng lớn và dẫn đến tốc độ nhanh dần lên. Nếu chạy đến khúc cua hoặc gặp chướng ngại vật, người điều khiển bắt buộc sử dụng phanh tay gấp vì đã không còn phanh động cơ. Với những xe động cơ đặt phía sau như xe tay ga, phanh gấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuôi xe bị văng qua một bên và xảy ra tai nạn.

Kỹ thuật lái xe tay ga khi đổ đèo, lên dốc

Khi xuống dốc dài, người lái xe nên khởi động và để xe tự trôi với vận tốc khoảng 15-20 km/h. Sau đó rà phanh, "mớm" ga, cuối cùng thả phanh và ga, xe sẽ tự phanh bằng động cơ. Lúc này, phương tiện sẽ tiếp tục bị ghìm ở khoảng tốc độ như trước khi thả phanh và ga, như vậy dù người lái không phanh, xe vẫn duy trì được tốc độ hợp lý.

Ngoài ra, khi đổ đèo, tốc độ cầm chừng của xe là điều cần phải quan tâm. Để đảm bảo phanh động cơ hoạt động hiệu quả, người sử dụng cần đưa phương tiện đến các đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp để kiểm tra và điều chỉnh tốc độ cầm chừng về đúng quy định của nhà sản xuất.

Cùng với đó, tài xế cần sử dụng đồng thời cả phanh trước và phanh sau. Chúng ta nên bóp phanh ngắt quãng, tránh phanh liên tục. Việc sử dụng phanh liên tục hay rà phanh trên các đường dốc dài, cao sẽ gây quá nhiệt lên hệ thống phanh, làm giảm lực ma sát và hiệu quả phanh, thậm chí dẫn đến nguy cơ mất phanh, gây nguy hiểm./.

Theo Đời sống
Wuling Bingo về Việt Nam có gì cạnh tranh Vinfast VF5?

Wuling Bingo về Việt Nam có gì cạnh tranh Vinfast VF5?

Wuling Bingo của TMT Motors có vẻ đang mang đến sự tích cực về mặt truyền thông với hàng loạt trang bị và công nghệ. Liệu "canh bạc" này có bị đối thủ VinFast VF5 "đánh bại" trong phân khúc SUV hạng A tại Việt Nam?
back to top