Nguồn ảnh: Google.
Kính thiên văn robot đầu tiên của Ấn Độ được đặt tại Hanle ở Ladakh, tại Đài Quan sát thiên văn Ấn Độ (IAO).
Kính thiên văn này không chỉ là kính thiên văn robot đầu tiên của Ấn Độ, mà còn là một dạng kính viễn vọng Ấn Độ đầu tiên, được thiết kế để quan sát các sự kiện thoáng qua có tính biến động cao trong vũ trụ.
GC Anupama là người phụ trách cả IAO và Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Khoa học Công nghệ (CREST) tại Viện Vật lý Thiên văn học Ấn Độ (IIA) ở Bangalore.
Ông cho hay rằng, kính viễn vọng này lần đầu tiên nhìn vào vũ trụ lúc trời đêm ngày 12/6/2018. Sự ra đời kính thiên văn mới nhất của Ấn Độ là một nguyên nhân gây phấn khích lớn trong số các nhà thiên văn trẻ hoạt động ở Hanle.
Kính này được thiết kế để nắm bắt các sự kiện vũ trụ xảy ra trong các khoảng thời gian ngắn hơn, có tính biến động cao.
Cùng với các trường đại học và viện nghiên cứu Ấn Độ, có các viện nghiên cứu và trường đại học từ Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Đức, Israel và Đài Loan (Trung Quốc) cũng tham gia vào công trình xây dựng này.
Dự án này được tài trợ bởi Ban Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật (SERB) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (DST) Ấn Độ. Nó dự kiến sẽ tạo ra một lượng lớn dữ liệu vũ trụ lên tới hơn một nghìn gigabyte dữ liệu mỗi năm.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)