Kinh tế tập thể thụt lùi, đóng góp chưa được 4% vào GDP cả nước

Đóng góp của kinh tế tập thể vào GDP chung cả nước ngày càng giảm, từ từ 8% năm 2001 xuống còn 3,6% năm 2020.

Đến ngày 31/12/2021, toàn quốc có 27.342 HTX (18.327 HTX nông nghiệp, và 9.015 HTX phi nông nghiệp), thu hút gần 6 triệu thành viên tham gia. Số lượng HTX tăng 16.420 HTX (khoảng 2,5 lần) so với năm 2001, số thành viên HTX tăng 465.603 người (khoảng 9%) so với năm 2001. Lao động làm việc trong HTX là 1.078.000 người, tăng 549.693 người (gấp 2 lần) so với thời điểm 31/12/2001. 

Cả nước cũng có 103 liên hiệp HTX (79 LH HTX nông nghiệp và 24 LH HTX phi nông nghiệp), tăng gấp 9,3 lần so với năm 2001.

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX tăng và ngày càng thu hẹp khoảng cách so với thu nhập bình quân của lao động khu vực doanh nghiệp, từ mức 44,6 triệu đồng/người/năm, bằng 44,8% mức thu nhập của lao động trong khu vực doanh nghiệp năm 2017 đã tăng lên 52,8 triệu đồng/năm và đạt 47,3% tương ứng năm 2019.

Tuy nhiên, liên tục trong 20 năm qua, tốc độ tăng trưởng khu vực KTTT, HTX đạt thấp và có xu hướng giảm, chỉ bằng khoảng hơn 1/2 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đóng góp của KTTT vào GDP cả nước giảm liên tục từ 8,06% năm 2001, 6,65% năm 2005, 3,99% năm 2010 và 3,62% năm 2020. 

Theo Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng, kết quả trên của khu vực KTTT so với mục tiêu mà Nghị quyết đề ra là “đưa KTTT thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn trong GDP của nền kinh tế” là không đạt được.

htx.png

Tỷ lệ các HTX ở nước ta hoạt động trong các lĩnh vực. 

Cũng theo Bộ trưởng KHĐT, KTTT, HTX là thành phần quan trọng trong nền kinh tế với nhiều mô hình liên kết, hợp tác trên cơ sở tôn trọng bản chất, các giá trị và nguyên tắc của KTTT.

Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để KTTT phát triển, đồng thời kiện toàn cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý, trong đó chú trọng nâng cao tính minh bạch và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Đối với các vấn đề còn tồn đọng của kinh tế tập thể như nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã; giải quyết rõ ràng, minh bạch các quan hệ về tài sản của hợp tác xã cũ, đặc biệt là những tài sản liên quan đến đất đai cần sớm có biện pháp giải quyết triệt để.

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top