Khoản lỗ nghìn tỷ của Vinmart đặt áp lực ra sao với Masan?

Lợi nhuận trước thuế năm 2018 tại Công ty Hàng tiêu dùng Masan đạt gần 3.900 tỷ đồng, trong khi đó, mảng bán lẻ của Vingroup (chủ yếu là Vinmart, Vinmart+) lỗ hơn 5.100 tỷ đồng.

<div> <p>Theo thỏa thuận của 2 tập đo&agrave;n tư nh&acirc;n lớn của Việt Nam, <span>Vingroup</span> sẽ s&aacute;p nhập 2 mảng b&aacute;n lẻ v&agrave; n&ocirc;ng nghiệp do C&ocirc;ng ty VinCommerce v&agrave; C&ocirc;ng ty VinEco phụ tr&aacute;ch v&agrave;o C&ocirc;ng ty CP H&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng <span>Masan</span> (Masan Consumer).</p> <p>Hai b&ecirc;n sẽ c&ugrave;ng ho&aacute;n đổi cổ phần theo một tỷ lệ thỏa thuận để s&aacute;p nhập th&agrave;nh tập đo&agrave;n mới trong lĩnh vực h&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng, b&aacute;n lẻ. Trong đ&oacute;, Masan nắm quyền kiểm so&aacute;t hoạt động, v&agrave; Vingroup l&agrave; cổ đ&ocirc;ng.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, thực tế t&igrave;nh h&igrave;nh kinh doanh của mảng b&aacute;n lẻ tại Vingroup v&agrave; h&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng tại Masan đang rất tr&aacute;i ngược.</p> <h3>Lợi nhuận h&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng Masan c&oacute; đủ b&ugrave; lỗ cho Vinmart?</h3> <p>Trong khi Masan Consumer đang hoạt động ổn định với lợi nhuận 3.000-<abbr class="rate-vnd">4.000 tỷ đồng</abbr> mỗi năm, mảng b&aacute;n lẻ của Vingroup (chủ yếu từ Vinmart v&agrave; Vinmart+) vẫn đang thua lỗ.</p> <p>Masan Consumer l&agrave; c&ocirc;ng ty con do C&ocirc;ng ty TNHH MasanConsumerHoldings nắm 94,67% vốn. MasanConsumerHoldings lại thuộc sở hữu của C&ocirc;ng ty CP Tập đo&agrave;n Masan kiểm so&aacute;t 85,7%. Doanh nghiệp n&agrave;y nắm giữ mảng kinh doanh quan trọng nhất của Masan l&agrave; h&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng, thực phẩm v&agrave; đồ uống. Đ&acirc;y l&agrave; đơn vị c&oacute; kết quả kinh doanh cao nhất trong hệ sinh th&aacute;i của tỷ ph&uacute; <span>Nguyễn Đăng Quang</span>.</p> <p>Năm 2018, c&ocirc;ng ty h&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng n&agrave;y ghi nhận <abbr class="rate-vnd">17.290 tỷ đồng</abbr> doanh thu thuần, với bi&ecirc;n l&atilde;i gộp xấp xỉ 45%/năm, c&ocirc;ng ty thu về <abbr class="rate-vnd">3.894 tỷ đồng</abbr> lợi nhuận trước thuế sau khi trừ chi ph&iacute;. Những năm trước, doanh thu của doanh nghiệp n&agrave;y đều dao động trong khoảng 13.000-<abbr class="rate-vnd">14.000 tỷ đồng</abbr>/năm, c&ugrave;ng lợi nhuận trước thuế tr&ecirc;n dưới <abbr class="rate-vnd">3.000 tỷ đồng</abbr>.</p> <p>9 th&aacute;ng đầu năm nay, Masan Consumer cũng đạt 12.320 tỷ doanh thu thuần, tăng 6% so với c&ugrave;ng kỳ, k&egrave;m khoản lợi nhuận trước thuế <abbr class="rate-vnd">2.755 tỷ đồng</abbr>.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Khoan lo nghin ty cua Vinmart dat ap luc ra sao voi Masan? hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/10/loi_nhuan_truoc_thue_hang_nam_p001.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">&nbsp;</td> </tr> </tbody> </table> <p>Ngược lại, C&ocirc;ng ty VinCommerce l&agrave; doanh nghiệp vận h&agrave;nh ch&iacute;nh mảng b&aacute;n lẻ của Vingroup với hai chuỗi Vinmart v&agrave; Vinmart+.</p> <p>Hiện tại, đ&acirc;y đang l&agrave; chuỗi b&aacute;n lẻ c&oacute; quy m&ocirc; điểm b&aacute;n lớn nhất thị trường trong nước với hơn 2.600 điểm. Với nguồn thu ch&iacute;nh từ 2 chuỗi si&ecirc;u thị v&agrave; cửa h&agrave;ng n&agrave;y, b&aacute;n lẻ cũng l&agrave; mảng kinh doanh lớn thứ 2 của Vingroup trong nhiều năm gần đ&acirc;y.</p> <p>Năm 2018, b&aacute;n lẻ mang về cho tập đo&agrave;n <abbr class="rate-vnd">19.326 tỷ đồng</abbr> doanh thu, chiếm 16% doanh thu hợp nhất. Tuy nhi&ecirc;n, kinh doanh chưa đạt điểm h&ograve;a vốn. Năm ngo&aacute;i, mảng b&aacute;n lẻ của Vingroup lỗ trước thuế <abbr class="rate-vnd">5.121 tỷ đồng</abbr>, lớn nhất trong c&aacute;c mảng kinh doanh.</p> <p>B&aacute;o c&aacute;o t&agrave;i ch&iacute;nh những năm gần đ&acirc;y của Vingroup đều cho biết b&aacute;n lẻ l&agrave; một trong những mảng thua lỗ nhiều nhất. 9 th&aacute;ng từ đầu năm nay, d&ugrave; doanh thu b&aacute;n lẻ tiếp tục tăng, đạt <abbr class="rate-vnd">21.883 tỷ đồng</abbr>, nhưng vẫn lỗ <abbr class="rate-vnd">3.461 tỷ đồng</abbr>.</p> <p>Theo số liệu tr&ecirc;n bảng c&acirc;n đối kế to&aacute;n, Masan Consumer đang c&oacute; khoản l&atilde;i lũy kế hơn <abbr class="rate-vnd">1.700 tỷ đồng</abbr>. Trong khi lỗ lũy kế ở mảng b&aacute;n lẻ của Vingroup đ&atilde; vượt ngưỡng <abbr class="rate-vnd">17.000 tỷ đồng</abbr> từ năm 2014 đến nay.</p> <p>Số lỗ n&agrave;y tr&ecirc;n bảng c&acirc;n đối kế to&aacute;n bộ phận b&aacute;n lẻ của Vingroup c&oacute; thể thấp hơn nhờ những lần tăng vốn từ tập đo&agrave;n mẹ, nhưng rất kh&oacute; để con số 1.700 tỷ tiền l&atilde;i của Masan Consumer b&ugrave; đắp hết.&nbsp;</p> <p>T&aacute;c động ti&ecirc;u cực Masan phải chịu từ khoản lỗ trước thuế l&ecirc;n tới h&agrave;ng ngh&igrave;n tỷ của mảng b&aacute;n lẻ thể hiện tr&ecirc;n b&aacute;o c&aacute;o t&agrave;i ch&iacute;nh Vingroup l&agrave; kh&oacute; tr&aacute;nh. Tuy nhi&ecirc;n, theo TS Đinh Thế Hiển, mỗi lĩnh vực kinh doanh c&oacute; những cơ hội v&agrave; đặc th&ugrave; kh&aacute;c nhau.</p> <p>Theo &ocirc;ng, trong ng&agrave;nh b&aacute;n lẻ, doanh nghiệp phải c&oacute; thương hiệu, người ti&ecirc;u d&ugrave;ng rồi mới c&oacute; l&atilde;i. Do đ&oacute; c&aacute;c chuỗi đều ph&aacute;t triển hệ thống cửa h&agrave;ng rồi mới t&iacute;nh tới lợi nhuận. Nh&agrave; đầu tư cũng kh&ocirc;ng chỉ nh&igrave;n v&agrave;o lợi nhuận trực tiếp doanh nghiệp l&agrave;m ra m&agrave; quan t&acirc;m đến triển vọng c&ocirc;ng ty.</p> <p>Với mảnh gh&eacute;p hệ thống si&ecirc;u thị Vinmart, cửa h&agrave;ng tiện lợi Vinmart+, Masan sẽ nắm quyền kiểm so&aacute;t k&ecirc;nh ph&acirc;n phối cho c&aacute;c sản phẩm h&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng nhanh v&agrave; cả thịt m&aacute;t của c&ocirc;ng ty. Trong khi đ&oacute;, hệ thống n&ocirc;ng trại của VinEco sẽ bổ sung cho mảng ph&acirc;n b&oacute;n, thức ăn chăn nu&ocirc;i v&agrave; sản xuất thịt m&aacute;t.</p> <p>&ldquo;Masan đang t&igrave;m động lực mới v&agrave; họ tin triển vọng đủ lớn. C&oacute; thể ẩn chứa b&ecirc;n trong l&agrave; trao đổi t&agrave;i ch&iacute;nh giữa 2 tập đo&agrave;n c&oacute; sức mạnh lớn hơn những t&iacute;nh to&aacute;n lợi nhuận ch&uacute;ng ta đang thấy&rdquo;, chuy&ecirc;n gia Đinh Thế Hiển kết luận.</p> <h3>B&oacute;ng d&aacute;ng đại gia H&agrave;n sau Vingroup v&agrave; Masan</h3> <p>&Ocirc;ng chủ của Vingroup v&agrave; Masan, 2 tỷ ph&uacute; USD của Việt Nam, &ocirc;ng Phạm Nhật Vượng v&agrave; Nguyễn Đăng Quang đều l&agrave; những doanh nh&acirc;n khởi nghiệp tại Đ&ocirc;ng &Acirc;u, bắt đầu với m&igrave; g&oacute;i.</p> <p>B&ecirc;n cạnh mối quan hệ với Techcombank, với 2 tập đo&agrave;n, điểm chung lớn nhất ch&iacute;nh l&agrave; c&ugrave;ng c&oacute; một cổ đ&ocirc;ng lớn l&agrave; Tập đo&agrave;n SK của H&agrave;n Quốc.</p> <p>SK Group l&agrave; tập đo&agrave;n gia đ&igrave;nh lớn thứ ba H&agrave;n Quốc, sau Samsung v&agrave; Hyundai, với c&aacute;c lĩnh vực hoạt động như viễn th&ocirc;ng, c&ocirc;ng nghệ, điện tử, năng lượng, logistics v&agrave; dịch vụ. Tập đo&agrave;n SK c&oacute; hoạt động kinh doanh tại hơn 40 nước tr&ecirc;n thế giới với doanh thu <abbr class="rate-usd">132 tỷ USD</abbr> v&agrave; tổng t&agrave;i sản đạt <abbr class="rate-usd">184 tỷ USD</abbr> t&iacute;nh đến năm 2018.<strongr></strongr></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Khoan lo nghin ty cua Vinmart dat ap luc ra sao voi Masan? hinh anh 2 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/28/sk1559119750.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">SK Group (H&agrave;n Quốc) l&agrave; cổ đ&ocirc;ng lớn tại cả Vingroup v&agrave; Masan. Ảnh: <em>SKGroup.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Th&ocirc;ng qua quỹ đầu tư SK Investment Vina I Pte.Ltd, SK Group l&agrave; cổ đ&ocirc;ng lớn sở hữu 9,4% vốn tại Tập đo&agrave;n Masan sau khi chi <abbr class="rate-vnd">11.000 tỷ đồng</abbr> v&agrave;o th&aacute;ng 9/2018. Cũng ch&iacute;nh cổ đ&ocirc;ng n&agrave;y đang sở hữu 6,11% vốn tại Vingroup sau khoản đầu tư <abbr class="rate-vnd">23.000 tỷ đồng</abbr> hồi th&aacute;ng 5 vừa qua.</p> <p>Kh&ocirc;ng l&acirc;u sau khoản đầu tư từ SK Group, Vingroup v&agrave; Masan đ&atilde; c&oacute; thương vụ s&aacute;p nhập được đ&aacute;nh gi&aacute; l&agrave; lớn nhất trong ng&agrave;nh b&aacute;n lẻ v&agrave; h&agrave;ng ti&ecirc;u d&ugrave;ng Việt Nam.</p> <p>Ngo&agrave;i cổ đ&ocirc;ng ngoại n&agrave;y, GIC (Quỹ đầu tư của Ch&iacute;nh phủ Singapore) cũng đang sở hữu 16% vốn tại C&ocirc;ng ty CP Ph&aacute;t triển Thương mại v&agrave; Dịch vụ VCM sau khoản đầu tư <abbr class="rate-usd">500 triệu USD</abbr> hồi th&aacute;ng 9. Trong đ&oacute;, VCM ch&iacute;nh l&agrave; c&ocirc;ng ty mẹ của VinCommerce, nh&agrave; điều h&agrave;nh chuỗi Vinmart v&agrave; Vinmart+.</p> <p>Như vậy, việc VinCommerce, VinEco v&agrave; Masan Consumer s&aacute;p nhập sẽ kh&ocirc;ng chỉ t&aacute;c động tới quyền lợi của Vingroup, Masan m&agrave; c&ograve;n cả SK Group v&agrave; GIC. Trong đ&oacute;, SK Group đ&oacute;ng vai tr&ograve; l&agrave; cổ đ&ocirc;ng lớn của hai tập đo&agrave;n mẹ đứng sau thương vụ s&aacute;p nhập.</p> <p>&nbsp;</p> </div>

Theo news.zing.vn
back to top