Những bằng chứng từ các nghiên cứu hiện nay cho thấy, mọi người có nguy cơ ung thư cao hơn ở các quốc gia khí hậu lạnh vì gen của họ. Vấn đề gen thậm chí còn liên quan đến ung thư vú, đường ruột và bệnh bạch cầu. Một nhà nghiên cứu nói các gen có liên quan đến không khí lạnh làm tăng nguy cơ u ác tính hình thành trong cơ thể.
Người Scandinavia có tỷ lệ ung thư cao, trong khi đó nước Anh “xứ sở sương mù” có tỷ lệ ung thư gấp 3 lần Ấn Độ và gấp đôi tỷ lệ của Thái Lan.
TS Konstantinos Voskarides, tác giả của nghiên cứu từ Trường Đại học Y khoa nói: “Những phát hiện của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy các biến thể di truyền có lợi trong môi trường khắc nghiệt cũng có thể gây nguy cơ mắc bệnh ung thư. “Sự kháng tế bào ở nhiệt độ quá thấp có thể làm tăng khả năng xảy ra ung thư ác tính.”
Nghiên cứu từ năm 2010 cho thấy thời tiết ẩm ướt ở các vùng phía bắc của thế giới có thể làm cho đàn ông dễ bị ung thư tuyến tiền liệt, có lẽ do thiếu vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây khi so sánh tỷ lệ ung thư quốc tế với 240 nghiên cứu di truyền học về ung thư và bảy nghiên cứu khác ở các nước lạnh cho thấy môi trường mà con người sống ảnh hưởng đến gen của họ.
Thời tiết quá lạnh có thể làm chết tế bào, nhiều người có đột biến di truyền để ngăn ngừa tế bào chết và dẫn đến thay đổi DNA.
Thời tiết quá lạnh có thể làm chết tế bào, nhiều người có đột biến di truyền để ngăn ngừa tế bào chết và dẫn đến thay đổi DNA.
Phân tích tỷ lệ ung thư toàn cầu đã tìm thấy 186 người có tỷ lệ ung thư phản ánh nhiệt độ trung bình của họ.
TS Voskarides cho biết: “Bằng chứng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư đã tăng lên ở một số cộng đồng theo “cơ chế” tự nhiên.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cung cấp bằng chứng cho thấy nguy cơ ung thư cao có thể là kết quả của sự thích nghi của con người trong một số điều kiện môi trường.
TS Sophie St-Hilaire, người đã thực hiện nghiên cứu về mối liên hệ giữa thời tiết lạnh và ung thư tuyến tiền liệt cho biết: thật khó để chắc chắn rằng gen hoạt động như thế nào ở bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên bà cho biết thêm: “Người ta biết rằng việc tiếp xúc với chất ô nhiễm nhất định sẽ cao hơn khi nhiệt độ không khí lạnh so với khi trời nóng.”
Thực tế cho thấy ô nhiễm ở những nước lạnh có thể làm tăng tỷ lệ ung thư, với khói dầu diesel được biết là có liên quan đến ung thư phổi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Biology and Evolution, cũng tìm ra mối liên hệ giữa những người sống ở độ cao và tỷ lệ ung thư.
Mai Khôi (tổng hợp)