Kháng thể đơn dòng ở người có thể ngăn SARS-CoV-2

(khoahocdoisong.vn) - Các nhà nghiên cứu trong một bản báo cáo khoa học cho biết đã xác định được một kháng thể đơn dòng ở người, có khả năng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây nhiễm sang các tế bào khác, đang nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Phát hiện này là một bước đầu tiên đặt cơ sở cho việc việc phát triển một kháng thể hoàn toàn ở người, phục vụ mục đích điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Utrecht, Trung tâm Y tế Erasmus và Harbor BioMed (HBM), Hà Lan cho biết đã xác định một loại kháng thể đơn dòng (các kháng thể được tạo ra bởi các tế bào miễn dịch giống hệt nhau, tất cả đều là bản sao của một tế bào gốc duy nhất) hoàn toàn ở người, có khả năng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây nhiễm sang các tế bào nuôi cấy.

Đồ họa mô phỏng coronavirrus mới

Đồ họa mô phỏng coronavirrus mới

Phát hiện này, được công bố trực tuyến ngày 4/5/2020 trên Tạp chí Nature Communications là bước khởi đầu việc phát triển một kháng thể hoàn toàn ở người, có thể điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19.

TS Berend-Jan Bosch, Phó Giáo sư, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Utrecht, đồng thời là tác giả chính của bản báo cáo khoa học trên cho biết, nghiên cứu này dựa trên công trình khoa học mà các nhóm đã tiến hành trước đấy về kháng thể chống lại SARS xuất hiện vào năm 2002/2003.

Sử dụng bộ sưu tập kháng thể SARS đã có, các nhà khoa học tìm thấy một loại kháng thể, có thể vô hiệu hóa sự lây nhiễm SARS-CoV-2 trong những tế bào nuôi cấy tại phòng thí nghiệm.

Kháng thể trung hòa này có khả năng thay đổi quá trình lây lan từ vật chủ bị nhiễm bệnh, hỗ trợ tiêu trừ virus hoặc bảo vệ một cá thể không bị nhiễm khi tiếp xúc với virus.

TS Bosch giải thích, kháng thể sẽ liên kết với một miền, bảo lưu trong cả hai chủng virus SARS và SARS-CoV-2.

Tính năng trung hòa chéo của kháng thể rất ấn tượng, cho thấy kháng thể ở người này có khả năng giảm thiểu sự lây lan của các bệnh dịch, có thể xuất hiện từ những biến thể, liên quan đến coronavirus trong tương lai.

Còn theo TS Frank Grosveld, đồng tác giả chính nghiên cứu, giáo sư Sinh học Tế bào thuộc Trung tâm Y tế Erasmus, Rotterdam, phát hiện này cung cấp một cơ sở vững chắc cho nghiên cứu bổ sung nhằm xác định đặc tính của kháng thể, phát triển một phương pháp điều trị Covid-19 tiềm năng.

Kháng thể được sử dụng trong nghiên cứu này 'hoàn toàn của con người', cho phép khả năng thúc đẩy tiến triển nghiên cứu ứng dụng nhanh hơn, giảm tối thiểu khả năng gây tác dụng phụ liên quan đến khả năng miễn dịch.

Các kháng thể trị liệu thông thường được phát triển đầu tiên trên các loài động vật khác và sau đó phải trải qua quá trình bổ sung để "nhân hóa". Kháng thể của Harbor BioMed được phát triển bằng công nghệ chuột biến đổi gene Harbor Mice® để tạo ra kháng thể đơn dòng hoàn toàn ở người (H2L2).

TS Jingsong Wang, nhà sáng lập, Chủ tịch & Giám đốc điều hành của Harbor BioMed (HBM) cho biết, đây là phát hiện đột phá trong quá trình tìm kiếm giải pháp ngăn chặn đại dịch. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để xác định và đánh giá, kháng thể này có thể bảo vệ chống lây nhiễm hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của người bệnh hay không.

Ông Wang nói: "Chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của kháng thể, phối hợp với các đối tác trên thế giới. Chúng tôi tin tưởng rằng, công nghệ mới này có thể góp phần giải quyết vấn đề sự lây lan của dịch bệnh cộng đồng cấp bách nhất này, đồng thời chúng tôi cũng tiếp tục phát triển những kháng thể khác".

Theo SciensceDaily
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
back to top