Khám phá tháp Nhạn: Nơi cất giữ nền văn hóa Chăm đặc sắc

Tọa lạc uy nghi trên đỉnh núi Nhạn thuộc Phường 1, TP. Tuy Hòa, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên chừng 3,5 km với độ cao 64m so với mực nước biển. Tháp Nhạn là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa.
Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12. Đến thời kỳ chiến tranh (1945-1954) tháp bị hư hại một số phần. Năm 1960, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Năm 1988, Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia. Ảnh Miavn

Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12. Đến thời kỳ chiến tranh (1945-1954) tháp bị hư hại một số phần. Năm 1960, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Năm 1988, Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia. Ảnh Miavn

Sự ra đời của tháp bắt nguồn từ câu chuyện tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần. Bà chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi… để có cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm Pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình nên xây tháp để phụng thờ

Sự ra đời của tháp bắt nguồn từ câu chuyện tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần. Bà chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi… để có cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm Pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình nên xây tháp để phụng thờ

Vật liệu xây dựng tháp Nhạn đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm.

Vật liệu xây dựng tháp Nhạn đều bằng gạch nung với nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo vị trí của từng mảng tường, từng tầng tháp và được xếp liền khít, không thấy mạch hồ song kết dính rất vững chắc. Những hàng gạch bên trên hơi lùi vào so với hàng gạch bên dưới cho đến khi khép kín vòm.

Với sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, đã tạo cho tháp dáng vẻ thanh thoát và thẩm mỹ. Dù trải qua bao năm tháng, tháp Nhạn vẫn sừng sững đứng đó như một chứng nhân lịch sử, lúc trầm mặc dưới mưa bay, khi rực rỡ trong ánh chiều tà, hay lung linh khi màn đêm buông xuống. Ảnh Miavn

Với sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc, đã tạo cho tháp dáng vẻ thanh thoát và thẩm mỹ. Dù trải qua bao năm tháng, tháp Nhạn vẫn sừng sững đứng đó như một chứng nhân lịch sử, lúc trầm mặc dưới mưa bay, khi rực rỡ trong ánh chiều tà, hay lung linh khi màn đêm buông xuống. Ảnh Miavn

Bên trong tháp có diện tích khoảng 15 m2, bài trí đơn giản, không xây bệ , chỉ làm bàn thờ bà Chúa Thiên Y A Na nhìn ra cửa. Ảnh Traveloka

Bên trong tháp có diện tích khoảng 15 m2, bài trí đơn giản, không xây bệ , chỉ làm bàn thờ bà Chúa Thiên Y A Na nhìn ra cửa. Ảnh Traveloka

Tháp Nhạn đứng sừng sững trên đỉnh núi Nhạn. Ảnh traveloka

Tháp Nhạn đứng sừng sững trên đỉnh núi Nhạn. Ảnh traveloka

Theo Đời sống
Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Vì sao hồ nước thường được xây hình bán nguyệt?

Hồ bán nguyệt, hay còn gọi hồ hình trăng lưỡi liềm, thường được xây dựng trong các không gian quan trọng như đình, chùa, cung điện, cả nhà ở, nhằm tạo ra sự thịnh vượng, cân bằng âm dương và sự điều hòa về năng lượng trong không gian sống.
back to top