Khai hội Đền Hai Bà Trưng, người dân Mê Linh háo hức chờ đón
Thiên Anh
Lễ kỷ niệm 1.983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng đã diễn ra trang trọng tại khu Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh.
chia sẻ
Lễ hội đền Hai Bà Trưng tại Mê Linh là hoạt động văn hóa tâm linh nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của hai vị Anh hùng dân tộcTrưng Trắc và Trưng Nhị cùng các tướng lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành lại nền độc lập dân tộc vào những năm 40-43 SCN.
Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng gồm hai phần: Phần lễ là hoạt động dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức truyền thống cổ truyền.
Sáng mùng 6 tháng Giêng, người dân Mê Linh tổ chức rước kiệu Hai Bà, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi và kiệu Thánh Cốt Tung - một danh tướng của Hùng Duệ Vương được thờ tại làng Hạ Lôi.
Trên khắp các ngả đường nơi đoàn rước kiệu đi qua, người dân Mê Linh đều bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sự hy sinh và ý chí đánh giặc cứu nước của hai nữ tướng.
Năm nay, lễ hội Đền Hai Bà Trưng có sự tham dự của Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội.
Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu và nhân dân đã tham dự nghi thức đọc Chúc văn và dâng hương, cùng ôn lại công lao của Hai Bà, cùng các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa sĩ trung liệt, đã làm nên cuộc khởi nghĩa huyền thoại.
Ngược dòng lịch sử, năm 40 SCN, trên mảnh đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương cùng nhân dân đứng lên đánh đuổi quân Đông Hán đô hộ, giành lại độc lập cho dân tộc.
Được sự hưởng ứng của các lạc Hầu, lạc Tướng và nhân dân, chỉ trong thời gian ngắn, với khí thế sục sôi mạnh mẽ, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo đội quân đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi một dấu son sáng chói đầu tiên trong lịch sử giữ nước của dân tộc.
Ngay sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng xưng Vương, lập Kinh đô, tiến hành củng cố, xây dựng lại đất nước, trở thành vị vua nữ đầu tiên của dân tộc.
Sau khi Hai Bà mất, nhân dân huyện Mê Linh đã lập đền thờ để tỏ lòng tri ân và tôn kính đối với Hai Bà Trưng cùng lục bộ chư tướng, cầu mong Hai Bà phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nói, Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta, thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo.
Cũng theo Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng để lại cho chúng ta một sự nghiệp vĩ đại và một di sản tinh thần vô giá. Đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đặc biệt là phát huy sức mạnh, trí tuệ, tinh thần quật khởi của phụ nữ. Chúng ta tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của Hai Bà Trưng, đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bài phát biểu của GS.TSKH.ĐẶNG VŨ MINH tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Bên trong vỏ bọc một Hội An cổ kính, rêu phong với những giá trị văn hóa lâu đời, nơi đây còn mê hoặc du khách bởi vẻ lãng mạn mà không nơi nào có được.
Cây cổ mộc bằng lăng của chú Sơn (74 tuổi ở Vĩnh Long) có tuổi đời hơn 300 năm và dáng thế độc nhất vô nhị khiến khán giả không khỏi xuýt xoa và tò mò.
Không chỉ gắn liền với sự hình thành của hệ thống cấp nước sinh hoạt hiện đại của Việt Nam, ba tháp nước cổ này còn là những công trình kiến trúc độc đáo, điểm tô cho diện mạo đô thị của ba thành phố...
“Một công trình uy thế, xứng tầm với đội ngũ trí thức… sẽ nâng tầm ngôi nhà chung Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lớn mạnh hơn”, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VUSTA xúc động chia sẻ.
Xã Phú Yên, Huyện Phú Xuyên từ lâu đã nổi tiếng với nghề giày tồn tại hơn 100 năm, đến nay vẫn tiếp tục phát triển ngày càng lớn mạnh, đem lại nguồn thu nhập lớn hàng năm cho người dân.
Nhà cấp 4 gác lửng là kiểu nhà có 1 tầng lửng được xây trên 1 tầng trệt. Thông thường diện tích nhà gác lửng không vượt quá 80% diện tích sàn bên dưới.
Đỉnh Bình Hương là một địa điểm du lịch mới nổi của tỉnh Quảng Ninh, do đó nơi đây vẫn còn giữ nguyên dáng vẻ hoang sơ, mộc mạc rất thích hợp cho những bạn yêu thích khám phá, tìm tòi điều mới mẻ.